290 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi
Hôm Nay Ngày 26/03 Năm Ất Tỵ Tức là 23/04/2025
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 103 hàng 5 Bài số 290
Tu tâm Phật thừa, nhục nhãn trong sáng không gì chẳng
thấy biết rõ, thiên nhãn thông đạt vô hạn vô lượng, huệ
nhãn thấy chơn đế đến được bờ kia, pháp nhãn quan sát
rốt ráo các đạo, Phật nhãn đầy đủ chiếu rõ pháp tánh.
“tu tâm Phật thừa”
Kinh văn [được trích dẫn ở đây] là kinh Pháp Hoa. Trong đoạn này, chúng ta phải đặc biệt chú ý: Phật pháp chân thật gọi là “Nhất Thừa pháp”, nhất Phật thừa. Trong giáo pháp suốt cả đời đức Phật, chỉ có hai bộ kinh thuộc pháp Nhất Thừa là Hoa Nghiêm và Pháp Hoa, những kinh khác đều thuộc pháp Tam Thừa. Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng thọ là tổng quy túc của pháp Nhất Thừa, có như vậy, mới hiểu kinh này chiếm địa vị nào trong giáo pháp cả một đời đức Phật. Nhị Thừa và Tam Thừa đều là “nói phương tiện”, mục đích nhằm khuyên dụ, dẫn dắt chúng sanh khế nhập Nhất Thừa, đấy mới là bổn hoài xuất thế của Phật.
Nói với quý vị Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chẳng phải thật, chỉ có một Phật Thừa là chân thật.
Trong kinh Pháp Hoa có phần Phát Khởi. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật trước hết phóng quang minh từ tướng lông trắng giữa hai mày, chiếu sáng một vạn tám ngàn cõi nước), [tức là chiếu sáng] một vạn tám ngàn cõi Phật rồi mới bảo ngài Xá Lợi Phất: Trí huệ của chư Phật rất sâu vô lượng, trong các cõi Phật khắp mười phương, chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, mà cũng không ba, trừ phi đức Phật nói phương tiện). Có thể thấy nói Tam Thừa hay Ngũ Thừa đều là đức Phật nói phương tiện, chứ chân thật chỉ có một Phật Thừa. Do vậy, Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng có Nhị Thừa hay Tam Thừa. là “tu tâm Phật thừa”
Pháp môn trong Đại Thừa rộng lớn vô biên, có thể giúp quý vị thành Bồ Tát. Bồ Tát có rất nhiều giai đoạn, y theo kinh Hoa Nghiêm, có 51 cấp bậc Bồ Tát. Trong ấy, sai khác hết sức to lớn, nhưng đều chẳng bằng Phật! Pháp môn này chẳng phải là dạy làm Bồ Tát, mà là dạy làm Phật, còn cao hơn Bồ Tát một cấp, pháp này dạy quý vị làm Phật. Đúng như trong hội Pháp Hoa đã nói: (chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói). Pháp Nhất Thừa là một Phật Thừa, Nhị Thừa là Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tam Thừa là Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Không hai cũng không ba, chỉ có pháp Nhất Thừa! Hoa Nghiêm là pháp Nhất Thừa, Pháp Hoa là pháp Nhất Thừa, kinh này là Nhất Thừa của Nhất Thừa, liễu nghĩa của liễu nghĩa. Mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, trở về bộ kinh này, là chỗ quy túc cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm, còn gì để nói nữa! nên mới gọi là “tu tâm Phật thừa”
“nhục nhãn trong sáng không gì chẳng thấy biết rõ”
Thứ nhất là nhục nhãn, “nhục nhãn trong sáng không gì chẳng thấy biết rõ,”. thấy biết rõ là phân biệt, là tuyển chọn, đây là nhục nhãn. Nhục nhãn có năng lực tuyển chọn, có năng lực phân biệt, chỉ thấy được hình sắc trước mắt. Nếu là chỉ có nhục nhãn, không thêm vào những thứ khác, rất có thể chúng ta lựa chọn sai. Xã hội bây giờ, người như vậy rất nhiều, có khối người thấy sai, chọn sai rồi. Nhục nhãn phải cộng thêm gì? Phải cộng thêm trí huệ, có trí huệ thì quý vị không chọn sai, không có trí huệ thì luôn luôn chọn sai. Thân cận thiện tri thức, rất có ích lợi cho sự tu học của chúng ta.
Thứ hai là Thiên nhãn, “thiên nhãn thông đạt vô hạn vô lượng”
Thiên Nhãn Thông còn gọi là Thiên Nhãn Trí Thông hoặc Sanh Tử Trí Thông. Thiên Nhãn là con mắt cõi trời, thấy được hết thảy hình sắc thô to, nhỏ nhặt, xa gần và tướng trạng sanh tử của chúng sanh trong tương lai.
Trong Trí Ðộ Luận nói “Thiên nhãn thấy được lục đạo chúng sanh và các vật trong tự địa và hạ địa (lấy người cõi trời mà nói thì tự địa là cõi trời, các chốn Tu-la, người, súc sanh, quỷ, địa ngục là hạ địa) dù xa hay gần, các sắc dù thô hay tế, không thứ gì chẳng thấy rõ”.
Tự địa là cõi trời như Sắc giới thiên có 28 tầng, mỗi tầng, ví như Tứ thiền thiên, Sơ thiền thiên thì có 3 tầng, Phạm chúng thiên, Phạm Phụ thiên, Đại Phạm thiên. Lấy Đại Phạm thiên làm điển hình, tầng trời Đại Phạm thiên là tự phần của họ, là tự địa của họ, họ biết được tất cả phía dưới, nhưng phía trên thì họ không biết. Phía trên cao hơn họ, họ chỉ biết tầng này của mình, phía dưới thì họ biết hết. Hạ địa là các chốn Tu-la, người, súc sanh, quỷ, địa ngục) dù xa hay gần, các sắc dù thô hay tế, không thứ gì chẳng thấy rõ” Họ hoàn toàn chiếu kiến.
Видео 290 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi канала Thầy Thích Giác Mãn
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 103 hàng 5 Bài số 290
Tu tâm Phật thừa, nhục nhãn trong sáng không gì chẳng
thấy biết rõ, thiên nhãn thông đạt vô hạn vô lượng, huệ
nhãn thấy chơn đế đến được bờ kia, pháp nhãn quan sát
rốt ráo các đạo, Phật nhãn đầy đủ chiếu rõ pháp tánh.
“tu tâm Phật thừa”
Kinh văn [được trích dẫn ở đây] là kinh Pháp Hoa. Trong đoạn này, chúng ta phải đặc biệt chú ý: Phật pháp chân thật gọi là “Nhất Thừa pháp”, nhất Phật thừa. Trong giáo pháp suốt cả đời đức Phật, chỉ có hai bộ kinh thuộc pháp Nhất Thừa là Hoa Nghiêm và Pháp Hoa, những kinh khác đều thuộc pháp Tam Thừa. Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng thọ là tổng quy túc của pháp Nhất Thừa, có như vậy, mới hiểu kinh này chiếm địa vị nào trong giáo pháp cả một đời đức Phật. Nhị Thừa và Tam Thừa đều là “nói phương tiện”, mục đích nhằm khuyên dụ, dẫn dắt chúng sanh khế nhập Nhất Thừa, đấy mới là bổn hoài xuất thế của Phật.
Nói với quý vị Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chẳng phải thật, chỉ có một Phật Thừa là chân thật.
Trong kinh Pháp Hoa có phần Phát Khởi. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật trước hết phóng quang minh từ tướng lông trắng giữa hai mày, chiếu sáng một vạn tám ngàn cõi nước), [tức là chiếu sáng] một vạn tám ngàn cõi Phật rồi mới bảo ngài Xá Lợi Phất: Trí huệ của chư Phật rất sâu vô lượng, trong các cõi Phật khắp mười phương, chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, mà cũng không ba, trừ phi đức Phật nói phương tiện). Có thể thấy nói Tam Thừa hay Ngũ Thừa đều là đức Phật nói phương tiện, chứ chân thật chỉ có một Phật Thừa. Do vậy, Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng có Nhị Thừa hay Tam Thừa. là “tu tâm Phật thừa”
Pháp môn trong Đại Thừa rộng lớn vô biên, có thể giúp quý vị thành Bồ Tát. Bồ Tát có rất nhiều giai đoạn, y theo kinh Hoa Nghiêm, có 51 cấp bậc Bồ Tát. Trong ấy, sai khác hết sức to lớn, nhưng đều chẳng bằng Phật! Pháp môn này chẳng phải là dạy làm Bồ Tát, mà là dạy làm Phật, còn cao hơn Bồ Tát một cấp, pháp này dạy quý vị làm Phật. Đúng như trong hội Pháp Hoa đã nói: (chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói). Pháp Nhất Thừa là một Phật Thừa, Nhị Thừa là Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tam Thừa là Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Không hai cũng không ba, chỉ có pháp Nhất Thừa! Hoa Nghiêm là pháp Nhất Thừa, Pháp Hoa là pháp Nhất Thừa, kinh này là Nhất Thừa của Nhất Thừa, liễu nghĩa của liễu nghĩa. Mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, trở về bộ kinh này, là chỗ quy túc cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm, còn gì để nói nữa! nên mới gọi là “tu tâm Phật thừa”
“nhục nhãn trong sáng không gì chẳng thấy biết rõ”
Thứ nhất là nhục nhãn, “nhục nhãn trong sáng không gì chẳng thấy biết rõ,”. thấy biết rõ là phân biệt, là tuyển chọn, đây là nhục nhãn. Nhục nhãn có năng lực tuyển chọn, có năng lực phân biệt, chỉ thấy được hình sắc trước mắt. Nếu là chỉ có nhục nhãn, không thêm vào những thứ khác, rất có thể chúng ta lựa chọn sai. Xã hội bây giờ, người như vậy rất nhiều, có khối người thấy sai, chọn sai rồi. Nhục nhãn phải cộng thêm gì? Phải cộng thêm trí huệ, có trí huệ thì quý vị không chọn sai, không có trí huệ thì luôn luôn chọn sai. Thân cận thiện tri thức, rất có ích lợi cho sự tu học của chúng ta.
Thứ hai là Thiên nhãn, “thiên nhãn thông đạt vô hạn vô lượng”
Thiên Nhãn Thông còn gọi là Thiên Nhãn Trí Thông hoặc Sanh Tử Trí Thông. Thiên Nhãn là con mắt cõi trời, thấy được hết thảy hình sắc thô to, nhỏ nhặt, xa gần và tướng trạng sanh tử của chúng sanh trong tương lai.
Trong Trí Ðộ Luận nói “Thiên nhãn thấy được lục đạo chúng sanh và các vật trong tự địa và hạ địa (lấy người cõi trời mà nói thì tự địa là cõi trời, các chốn Tu-la, người, súc sanh, quỷ, địa ngục là hạ địa) dù xa hay gần, các sắc dù thô hay tế, không thứ gì chẳng thấy rõ”.
Tự địa là cõi trời như Sắc giới thiên có 28 tầng, mỗi tầng, ví như Tứ thiền thiên, Sơ thiền thiên thì có 3 tầng, Phạm chúng thiên, Phạm Phụ thiên, Đại Phạm thiên. Lấy Đại Phạm thiên làm điển hình, tầng trời Đại Phạm thiên là tự phần của họ, là tự địa của họ, họ biết được tất cả phía dưới, nhưng phía trên thì họ không biết. Phía trên cao hơn họ, họ chỉ biết tầng này của mình, phía dưới thì họ biết hết. Hạ địa là các chốn Tu-la, người, súc sanh, quỷ, địa ngục) dù xa hay gần, các sắc dù thô hay tế, không thứ gì chẳng thấy rõ” Họ hoàn toàn chiếu kiến.
Видео 290 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi канала Thầy Thích Giác Mãn
Комментарии отсутствуют
Информация о видео
23 апреля 2025 г. 20:13:41
01:02:03
Другие видео канала




















