128 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi
Hôm Nay Ngày 22/9 Năm Giáp Thìn Tức là 24/10/2024
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 41 hàng 6 Bài số 128
21) Nguyện thứ hai mươi mốt, ba mươi hai tướng
“Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác”
“Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thiên nhơn nước tôi”
“Thiên nhơn” là ý nói tất cả chúng sanh trong mười phương vãng sanh về tây phương cực lạc thế giới đều gọi chung là thiên nhơn
(chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn)
“Ba mươi hai tướng đại nhơn”
Trời, người trong cõi nước ấy đều đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu ba mươi hai tướng đại nhân còn gọi là, Ba mươi hai tướng đại trượng phu gọi tắt là ba mươi hai tướng.
Ba mươi hai tướng này chẳng phải riêng mình đức Phật mới có, Chuyển Luân thánh vương cũng có đủ ba mươi hai tướng.
Trí Ðộ Luận, quyển tám mươi tám có nói Phật hiện ra tướng đại nhân này là vì “thuận theo quan niệm của người Thiên Trúc nơi cõi Diêm Phù Ðề trong thế gian, nên hiện ra ba mươi hai tướng”. Thuyết này rất tuyệt, Phật vốn ly tướng lại hiện có tướng là thuận theo tập tục thế gian vậy.
Theo Tam Tạng Pháp Số, quyển bốn 18, ba mươi hai tướng là:
1) Bàn chân bằng phẳng, lòng bàn chân không chỗ nào lõm xuống.
2) Tướng bánh xe ngàn căm: Dưới chân có hình bánh xe.
3) Ngón tay dài nhọn: Ngón tay thon dài.
4) Chân tay mềm mại.
5) Chân tay có màng lưới: Giữa các ngón chân, ngón tay có màng lưới nối liền nhau giống như chân vịt ngỗng.
6) Gót chân đầy đặn: Gót chân đầy đặn không khuyết.
7) Lưng bàn chân vun tròn: Mu bàn chân cao đầy, tròn trịa.
8) Bắp đùi nai chúa: Bắp đùi Phật tròn trịa, nuột nà như bắp đùi nai chúa.
9) Tay dài quá gối: Tay dài qua khỏi đầu gối.
10) Mã âm tàng: Nam căn của Phật ẩn kín trong cơ thể như âm ngựa.
11) Thân to rộng: Chiều cao của Phật bằng với khoảng cách hai tay giang ra.
12) Lỗ chân lông có sắc xanh: Nơi mỗi lỗ chân lông mọc một sợi lông sắc xanh, nhưng các sợi lông chẳng mọc loạn xị.
13) Lông trên thân mướt đẹp: Lông trên thân mọc xoáy về phía phải, hướng lên trên, mượt mà.
14) Thân sắc vàng: Màu sắc thân Phật như màu vàng ròng.
15) Thường quang chiếu xa một trượng: Thân Phật tỏa quang minh, mỗi phía đều xa đến cả trượng.
16) Da dẻ mềm mại, mượt mà: Da dẻ mềm mịn, trơn láng.
17) Bảy chỗ bằng phẳng, đầy đặn. Bảy chỗ là hai lòng bàn chân, hai lòng bàn tay, hai vai và đảnh đầu. Cả bảy chỗ ấy đều bằng phẳng, đầy đặn, không khuyết hãm.
18) Hai nách đầy đặn.
19) Thân như tướng sư tử: Thân thể đầy đặn, đẹp đẽ, oai nghi đoan nghiêm như sư tử chúa.
20) Thân thể đoan trực: Thân hình đoan chánh, không cong vẹo.
21) Vai tròn đầy: Hai vai tròn trịa đầy đặn.
22) Bốn mươi cái răng: Phật có đủ cả bốn mươi cái răng.
23) Răng trắng, khít, bằng: Bốn mươi cái răng đều trắng sạch, mọc khít khao.
24) Bốn răng nanh trắng sạch: Bốn răng nanh lớn nhất nhưng thật trắng sạch.
25) Má đầy như má sư tử: Hai gò má tròn đầy như tướng gò má sư tử.
26) Nước miếng trong họng có vị ngon ngọt nhất: Trong cổ họng Phật thường có chất nước miếng khiến cho ăn vật gì cũng trở thành thơm ngon nhất.
27) Lưỡi rộng dài: Lưỡi to mà dài, mềm mại, thanh mảnh, khi thè ra che cả khuôn mặt đến tận mí tóc.
28) Phạm âm vang sâu xa: Phạm nghĩa là thanh tịnh. Âm thanh của Phật thanh tịnh nhưng nghe vang rất xa.
29) Mắt có màu cám thanh: Tròng con mắt có màu cám thanh Xanh biếc hơi pha sắc đỏ).
30) Lông mi như [lông mi của] trâu chúa: Lông mi mắt đẹp như lông mi mắt trâu chúa.
31) Giữa hai chân mày có tướng bạch hào: Giữa hai chân mày có một sợi lông trắng, uyển chuyển cuộn về bên phải, thường phóng quang minh.
32) Trên đảnh có Nhục Kế: Nhục Kế tiếng Phạn là Ô-sắt-nị (Usni), dịch là Nhục Kế. Trên đảnh Phật có thịt gồ cao lên như hình búi tóc, còn gọi là Vô Kiến Ðảnh Tướng
Vô kiến đảnh tướng: Chỉ tướng nhục kế trên đảnh đầu Phật. Vì đảnh đầu Phật có thịt dồn lên như hình búi tóc nên gọi là Nhục Kế. Từ nhục kế tỏa ra hào quang vô lượng, ngay cả những vị Thập Địa Bồ Tát chỉ thấy nổi được một phần, ngoài ra không ai thấy được tướng trạng của nhục kế nên gọi là “vô kiến đảnh tướng”. Trong kinh Bảo Tích có ghi ngài Mục Kiền Liên ỷ vào sức thần thông bay lên không trung vượt qua vô lượng thế giới để nhìn cho rõ đảnh tướng của Phật Thích Ca, nhưng Ngài vẫn không thấy được.
Видео 128 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi канала Thầy Thích Giác Mãn
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 41 hàng 6 Bài số 128
21) Nguyện thứ hai mươi mốt, ba mươi hai tướng
“Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác”
“Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thiên nhơn nước tôi”
“Thiên nhơn” là ý nói tất cả chúng sanh trong mười phương vãng sanh về tây phương cực lạc thế giới đều gọi chung là thiên nhơn
(chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn)
“Ba mươi hai tướng đại nhơn”
Trời, người trong cõi nước ấy đều đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu ba mươi hai tướng đại nhân còn gọi là, Ba mươi hai tướng đại trượng phu gọi tắt là ba mươi hai tướng.
Ba mươi hai tướng này chẳng phải riêng mình đức Phật mới có, Chuyển Luân thánh vương cũng có đủ ba mươi hai tướng.
Trí Ðộ Luận, quyển tám mươi tám có nói Phật hiện ra tướng đại nhân này là vì “thuận theo quan niệm của người Thiên Trúc nơi cõi Diêm Phù Ðề trong thế gian, nên hiện ra ba mươi hai tướng”. Thuyết này rất tuyệt, Phật vốn ly tướng lại hiện có tướng là thuận theo tập tục thế gian vậy.
Theo Tam Tạng Pháp Số, quyển bốn 18, ba mươi hai tướng là:
1) Bàn chân bằng phẳng, lòng bàn chân không chỗ nào lõm xuống.
2) Tướng bánh xe ngàn căm: Dưới chân có hình bánh xe.
3) Ngón tay dài nhọn: Ngón tay thon dài.
4) Chân tay mềm mại.
5) Chân tay có màng lưới: Giữa các ngón chân, ngón tay có màng lưới nối liền nhau giống như chân vịt ngỗng.
6) Gót chân đầy đặn: Gót chân đầy đặn không khuyết.
7) Lưng bàn chân vun tròn: Mu bàn chân cao đầy, tròn trịa.
8) Bắp đùi nai chúa: Bắp đùi Phật tròn trịa, nuột nà như bắp đùi nai chúa.
9) Tay dài quá gối: Tay dài qua khỏi đầu gối.
10) Mã âm tàng: Nam căn của Phật ẩn kín trong cơ thể như âm ngựa.
11) Thân to rộng: Chiều cao của Phật bằng với khoảng cách hai tay giang ra.
12) Lỗ chân lông có sắc xanh: Nơi mỗi lỗ chân lông mọc một sợi lông sắc xanh, nhưng các sợi lông chẳng mọc loạn xị.
13) Lông trên thân mướt đẹp: Lông trên thân mọc xoáy về phía phải, hướng lên trên, mượt mà.
14) Thân sắc vàng: Màu sắc thân Phật như màu vàng ròng.
15) Thường quang chiếu xa một trượng: Thân Phật tỏa quang minh, mỗi phía đều xa đến cả trượng.
16) Da dẻ mềm mại, mượt mà: Da dẻ mềm mịn, trơn láng.
17) Bảy chỗ bằng phẳng, đầy đặn. Bảy chỗ là hai lòng bàn chân, hai lòng bàn tay, hai vai và đảnh đầu. Cả bảy chỗ ấy đều bằng phẳng, đầy đặn, không khuyết hãm.
18) Hai nách đầy đặn.
19) Thân như tướng sư tử: Thân thể đầy đặn, đẹp đẽ, oai nghi đoan nghiêm như sư tử chúa.
20) Thân thể đoan trực: Thân hình đoan chánh, không cong vẹo.
21) Vai tròn đầy: Hai vai tròn trịa đầy đặn.
22) Bốn mươi cái răng: Phật có đủ cả bốn mươi cái răng.
23) Răng trắng, khít, bằng: Bốn mươi cái răng đều trắng sạch, mọc khít khao.
24) Bốn răng nanh trắng sạch: Bốn răng nanh lớn nhất nhưng thật trắng sạch.
25) Má đầy như má sư tử: Hai gò má tròn đầy như tướng gò má sư tử.
26) Nước miếng trong họng có vị ngon ngọt nhất: Trong cổ họng Phật thường có chất nước miếng khiến cho ăn vật gì cũng trở thành thơm ngon nhất.
27) Lưỡi rộng dài: Lưỡi to mà dài, mềm mại, thanh mảnh, khi thè ra che cả khuôn mặt đến tận mí tóc.
28) Phạm âm vang sâu xa: Phạm nghĩa là thanh tịnh. Âm thanh của Phật thanh tịnh nhưng nghe vang rất xa.
29) Mắt có màu cám thanh: Tròng con mắt có màu cám thanh Xanh biếc hơi pha sắc đỏ).
30) Lông mi như [lông mi của] trâu chúa: Lông mi mắt đẹp như lông mi mắt trâu chúa.
31) Giữa hai chân mày có tướng bạch hào: Giữa hai chân mày có một sợi lông trắng, uyển chuyển cuộn về bên phải, thường phóng quang minh.
32) Trên đảnh có Nhục Kế: Nhục Kế tiếng Phạn là Ô-sắt-nị (Usni), dịch là Nhục Kế. Trên đảnh Phật có thịt gồ cao lên như hình búi tóc, còn gọi là Vô Kiến Ðảnh Tướng
Vô kiến đảnh tướng: Chỉ tướng nhục kế trên đảnh đầu Phật. Vì đảnh đầu Phật có thịt dồn lên như hình búi tóc nên gọi là Nhục Kế. Từ nhục kế tỏa ra hào quang vô lượng, ngay cả những vị Thập Địa Bồ Tát chỉ thấy nổi được một phần, ngoài ra không ai thấy được tướng trạng của nhục kế nên gọi là “vô kiến đảnh tướng”. Trong kinh Bảo Tích có ghi ngài Mục Kiền Liên ỷ vào sức thần thông bay lên không trung vượt qua vô lượng thế giới để nhìn cho rõ đảnh tướng của Phật Thích Ca, nhưng Ngài vẫn không thấy được.
Видео 128 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi канала Thầy Thích Giác Mãn
Комментарии отсутствуют
Информация о видео
24 октября 2024 г. 21:18:23
01:01:49
Другие видео канала



















