Загрузка...

45 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAI

Nay Ngày 26/6 Năm Giáp Thìn Tức là 31/07/2024
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 15 hàng 10 Bài số 45
“đến bờ Phật pháp rốt ráo kia, nguyện ở trong tất cả thế giới thành Đẳng chánh giác”
Nguyên Hán văn: “Nhập Phật pháp tạng, cứu cánh bỉ ngạn, Ư vô lượng thế giới, hiện thành Đẳng chánh Giác”
(Vào pháp tạng của Phật, rốt ráo đến bờ kia, Trong vô lượng thế giới, hiện thành Đẳng Giác)
Câu kinh văn này tán thán các chúng Bồ Tát thành tựu cứu cánh viên mãn.
“đến bờ Phật pháp rốt ráo kia” (Nhập Phật pháp tạng, cứu cánh bỉ ngạn) “Vào pháp tạng của Phật, rốt ráo đến bờ kia”
Hiển Pháp là: Những pháp do đức Phật đã nói, được gọi chung là “pháp tạng”. Phải thâm nhập pháp tạng của Phật, nói theo hiện thời sẽ là Kinh Tạng. Nói suy rộng ra, Kinh, Luật, Luận Tam Tạng đều là pháp tạng của Phật. Phải thâm nhập, nghiên cứu pháp tạng của Phật.
Trước tiên chúng ta phải lý giải “Phật pháp tạng” là gì?Thông thường chúng ta nói Phật pháp tạng là trí tuệ đức năng vốn đủ trong tự tánh. “Phật” là Phật tánh. Phật tánh chính là chân tánh của chính mỗi một người chúng ta, nhà Phật thường nói là chân tâm bổn tánh của tất cả chúng sanh.
Phạm vi của hai chữ “chúng sanh” rất rộng lớn, bổn ý của nó là nói chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi ra hiện tượng. Tất cả động vật là do chúng duyên hòa hợp mà sanh. Trên Phật Kinh thường lấy con người làm thí dụ. Con người là do bốn đại năm uẩn hòa hợp mà hiện khởi ra. Bốn đại là nói sắc pháp, sắc uẩn ở trong năm uẩn, hiện tại chúng ta gọi là vật chất. Thọ, tưởng, hành, thức, bốn loại này chính là nói tinh thần.
Phàm hễ là một động vật thì đều do bốn đại, năm uẩn mà sanh khởi ra hiện tượng. Ngoài động vật ra, còn có thực vật và khoáng vật. Trong thực vật, khoáng vật không có bốn uẩn sau trong năm uẩn. Sắc uẩn phía trước thì nó đầy đủ, cho nên bốn đại nó đầy đủ. Bốn đại cũng là chúng duyên hòa hợp mà hiện khởi. Cho nên, ý nghĩa của chúng sanh thì rất rộng lớn. Chân tánh của tất cả chúng sanh, thực tế mà nói là một tánh, một tánh biến thành ra rất nhiều hiện tượng.
Phật ở ngay chỗ này đã phân tích một cách rất đơn giản cho chúng ta. Nói đến động vật thì tự tánh này được gọi là Phật tánh; nói đến thực vật hay khoáng vật (tức là ngoài động vật ra, bao gồm hiện tượng tự nhiên), thì những tự tánh này gọi là pháp tánh.
Các vị phải nên biết, pháp tánh bao gồm Phật tánh, nhưng Phật tánh không bao gồm pháp tánh. Việc này chúng ta phải tường tận. Phật tánh cũng tốt, pháp tánh cũng tốt, đều là ngay chỗ này nói Phật.
Phật pháp tạng là trí tuệ đức năng vốn đủ trong tự tánh. Chúng sanh vô tình (gồm thực vật và khoáng vật) có đức năng, nhưng không có trí tuệ; (đức năng là có thể chiêu cảm hiện tướng)
Chúng sanh hữu tình (động vật) có trí tuệ và đức năng, khác biệt là ở ngay chỗ này. Tất cả chúng sanh, phàm hễ có Phật tánh thì đều sẽ thành Phật, đều phải nên làm Phật. Chúng sanh hữu tình thành Phật thì chúng sanh vô tình liền theo đó mà chuyển, “y báo tùy theo chánh báo mà chuyển”,
Cho nên trên “Kinh Hoa Nghiêm” mới nói: “Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”, chính là đạo lý này. Chúng sanh vô tình tự nó không thể chuyển, cần phải khi chúng sanh hữu tình có trí tuệ viên mãn thì chúng sanh vô tình liên đới chuyển. Đạo lý là như vậy, đó là lý lẽ y báo tùy theo chánh báo mà chuyển.
“Nhập” là khế nhập, chúng ta cũng gọi là chứng đắc. Trí tuệ đức năng vốn đủ trong tự tánh thảy đều hiển lộ ra, thảy đều có thể dùng được, đó gọi là nhập. Trong pháp Đại thừa, người thế nào thì Phật pháp tạng hiển lộ ra, cũng chính là nói, người nào vào được bảo tàng trí tuệ đức năng của tự tánh? Chư Phật Như Lai vào được, các Ngài đạt được. Thực tế mà nói, nói “đạt” là rất miễn cưỡng, làm gì có chuyện đạt hay không đạt? Tự tánh vốn đủ, cho nên trên hội Lăng Nghiêm nói “viên mãn Bồ Đề, quy vô sở đắc”. Vì sao vô sở đắc? Là vì bạn vốn có. Nếu vốn không có, hiện tại bạn có được thì mới gọi là đắc.

Видео 45 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAI канала Thầy Thích Giác Mãn
Страницу в закладки Мои закладки
Все заметки Новая заметка Страницу в заметки