273 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi
Hôm Nay Ngày 09/03 Năm Ất Tỵ Tức là 06/04/2025
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 97 hàng 13 Bài số 273
“Nầy A Nan! Hàng Thanh Văn ở nước An Lạc thân chiếu ánh sáng một tầm, thân Bồ Tát chiếu ánh sáng trăm do tuần”
Đoạn này mô tả thân ánh sáng của Thanh Văn và các vị Bồ Tát.
Thân ánh sáng, Thánh Chúng có đỉnh đầu phát ánh sáng và thân phát ra ánh sáng”. Ánh sáng trên đỉnh đầu là ánh sáng tròn đầy trên đỉnh đầu, đây là đỉnh quang. Ánh sáng nơi thân là gì? Ánh sáng nơi thân là toàn thân toả ra ánh sáng, nên gọi là thân quang.
“Tầm” là đơn vị đo độ dài, ngày xưa “tám thước là một tầm”
“Đại sư Đàm Loan lại nói: “Người thôn quê chẳng cần biết dài, ngắn, rộng, hẹp thế nào, cứ gọi khoảng cách giữa hai cánh tay giang thẳng ra là một Tầm”.
Chỉ ánh sáng toả quanh thân độ một tầm, dài khoảng một người dang hai tay. Cả cơ thể có ánh sáng như vậy, người học khí công cho đó là khí, Phật Giáo gọi là ánh sáng, ở đây có ý khác. Có người nhìn thấy khí hoặc ánh sáng, giống người nước ngoài gọi là từ trường, tất cả những đó đều chỉ một thứ.
Ánh sáng quanh thân Thanh Văn A La Hán chỉ khoảng một tầm. “thân Bồ Tát chiếu ánh sáng trăm do tuần” Ánh sáng của Bồ Tát độ một nghìn dặm, ánh sáng này khá rộng. Ngày nay chúng ta gọi là từ trường, cách giải thích này khá hợp lí, họ có từ trường rộng như thế.
“Tất cả ánh sáng oai thần của Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc đều thù thắng”, chắc chắn đó là sự gia trì của 48 lời nguyện Phật A Di Đà. Bản thân họ thực sự tin tưởng, thực tâm phát nguyện, thực sự y giáo phụng hành. Ánh sáng quanh thân của họ nhất định vượt qua tất cả các Bồ Tát thông thường khác, vấn đề này chúng ta có thể hình dung được.
“Có hai Bồ Tát tối tôn đệ nhứt oai thần quang minh chiếu khắp cõi Đại Thiện” Có hai vị Bồ Tát được tôn lên hàng đầu, ánh sáng oai thần chiếu khắp thế giới Tam Thiên Đại Thiên
“A Nan bạch Phật, - Bạch đức Thế Tôn Hai Bồ Tát ấy danh hiệu là gì? Nầy A Nan! Bồ Tát thứ nhứt hiệu là Quán Thế Âm, Bồ Tát thứ hai hiệu là Đại Thế Chí.
“Nhưng quang minh đặc biệt có hai vị đứng đầu”, giống như những người trợ giảng của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà có hai vị trợ giảng. “Đứng đầu trong tất cả chúng sinh, một có danh hiệu Quan Thế Âm, vị kia có danh hiệu Đại Thế Chí, ánh sáng oai thần của hai vị này chiếu khắp ba nghìn đại thiên thế giới”.
Ba nghìn đại thiên thế giới được nói ở đây, không phải tam thiên đại thiên thế giới trong đại thiên thế giới. Vậy ta nên giải thích ra sao? Thế giới tam thiên đại thiên trong tất cả quốc độ chư Phật của cõi hư không khắp pháp giới, đây là một sự thực chứ không phải giả.
Tại sao? Phật A Di Đà độ khắp tất cả chúng sinh trong lục đạo của tất cả quốc độ chư Phật trong cõi hư không khắp pháp giới. Ngài không bỏ rơi bất cứ quốc độ Phật nào, nên đương nhiên ánh sáng của các ngài phải chiếu xa đến tất cả quốc độ chư Phật của cõi hư không khắp pháp giới. Quốc độ mỗi vị Phật là một tam thiên đại thiên thế giới, phải giải thích như thế mới hợp lí, mà lại có thật.
Hai vị Bồ Tát này yểm trợ Phật A Di Đà dạy học, mỗi vị Bồ Tát có một nhiệm vụ khác nhau, Bồ Tát Quan Âm dạy về đức hạnh, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy về trí tuệ.
Nhà Phật thường nói: “Hành giải tương ưng”, một là hành môn, một là giải môn. Quan Thế Âm là hành môn, Đại Thế Chí là giải môn, là trí tuệ. Phật, một Phật, hai Bồ Tát. Bất luận một tông phái, pháp môn nào trong nhà Phật, cúng dường Phật đều cúng dường theo kiểu như thế, một vị Phật, hai vị Bồ Tát thành Tam Thánh, nó có tính tượng trưng, chúng ta phải nắm vững vấn đề này.
Tượng trưng cho thứ gì? Biểu trưng chính bản thân mình, Phật có mối quan hệ rất thân thiết với chúng ta, Phật là tự thể của chúng ta: “Tất cả chúng sinh vốn là Phật”. Điều học Phật đầu tiên đó là thừa nhận vấn đề này, nếu quý vị không thừa nhận mình là Phật thì đến lúc nào mới thành Phật? Vốn quý vị là Phật, vì thế không khó để thành Phật, điều này chúng ta không thể không biết.
Bổn phận giáo dục của người phương Đông dạy học là chỉ ra mục tiêu đó cho mọi người. Ngay đầu tiên đã nói với quý vị: Chắc chắn quý vị sẽ thành Phật. Tổ tiên người Trung Quốc chúng ta cũng dạy người như thế, tổ tiên chúng ta dạy: “Tánh người vốn thiện”, câu đầu tiên trong cuốn “Tam Tự Kinh”: “Nhân chi sơ, tánh bản thiện”.
Видео 273 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi канала Thầy Thích Giác Mãn
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 97 hàng 13 Bài số 273
“Nầy A Nan! Hàng Thanh Văn ở nước An Lạc thân chiếu ánh sáng một tầm, thân Bồ Tát chiếu ánh sáng trăm do tuần”
Đoạn này mô tả thân ánh sáng của Thanh Văn và các vị Bồ Tát.
Thân ánh sáng, Thánh Chúng có đỉnh đầu phát ánh sáng và thân phát ra ánh sáng”. Ánh sáng trên đỉnh đầu là ánh sáng tròn đầy trên đỉnh đầu, đây là đỉnh quang. Ánh sáng nơi thân là gì? Ánh sáng nơi thân là toàn thân toả ra ánh sáng, nên gọi là thân quang.
“Tầm” là đơn vị đo độ dài, ngày xưa “tám thước là một tầm”
“Đại sư Đàm Loan lại nói: “Người thôn quê chẳng cần biết dài, ngắn, rộng, hẹp thế nào, cứ gọi khoảng cách giữa hai cánh tay giang thẳng ra là một Tầm”.
Chỉ ánh sáng toả quanh thân độ một tầm, dài khoảng một người dang hai tay. Cả cơ thể có ánh sáng như vậy, người học khí công cho đó là khí, Phật Giáo gọi là ánh sáng, ở đây có ý khác. Có người nhìn thấy khí hoặc ánh sáng, giống người nước ngoài gọi là từ trường, tất cả những đó đều chỉ một thứ.
Ánh sáng quanh thân Thanh Văn A La Hán chỉ khoảng một tầm. “thân Bồ Tát chiếu ánh sáng trăm do tuần” Ánh sáng của Bồ Tát độ một nghìn dặm, ánh sáng này khá rộng. Ngày nay chúng ta gọi là từ trường, cách giải thích này khá hợp lí, họ có từ trường rộng như thế.
“Tất cả ánh sáng oai thần của Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc đều thù thắng”, chắc chắn đó là sự gia trì của 48 lời nguyện Phật A Di Đà. Bản thân họ thực sự tin tưởng, thực tâm phát nguyện, thực sự y giáo phụng hành. Ánh sáng quanh thân của họ nhất định vượt qua tất cả các Bồ Tát thông thường khác, vấn đề này chúng ta có thể hình dung được.
“Có hai Bồ Tát tối tôn đệ nhứt oai thần quang minh chiếu khắp cõi Đại Thiện” Có hai vị Bồ Tát được tôn lên hàng đầu, ánh sáng oai thần chiếu khắp thế giới Tam Thiên Đại Thiên
“A Nan bạch Phật, - Bạch đức Thế Tôn Hai Bồ Tát ấy danh hiệu là gì? Nầy A Nan! Bồ Tát thứ nhứt hiệu là Quán Thế Âm, Bồ Tát thứ hai hiệu là Đại Thế Chí.
“Nhưng quang minh đặc biệt có hai vị đứng đầu”, giống như những người trợ giảng của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà có hai vị trợ giảng. “Đứng đầu trong tất cả chúng sinh, một có danh hiệu Quan Thế Âm, vị kia có danh hiệu Đại Thế Chí, ánh sáng oai thần của hai vị này chiếu khắp ba nghìn đại thiên thế giới”.
Ba nghìn đại thiên thế giới được nói ở đây, không phải tam thiên đại thiên thế giới trong đại thiên thế giới. Vậy ta nên giải thích ra sao? Thế giới tam thiên đại thiên trong tất cả quốc độ chư Phật của cõi hư không khắp pháp giới, đây là một sự thực chứ không phải giả.
Tại sao? Phật A Di Đà độ khắp tất cả chúng sinh trong lục đạo của tất cả quốc độ chư Phật trong cõi hư không khắp pháp giới. Ngài không bỏ rơi bất cứ quốc độ Phật nào, nên đương nhiên ánh sáng của các ngài phải chiếu xa đến tất cả quốc độ chư Phật của cõi hư không khắp pháp giới. Quốc độ mỗi vị Phật là một tam thiên đại thiên thế giới, phải giải thích như thế mới hợp lí, mà lại có thật.
Hai vị Bồ Tát này yểm trợ Phật A Di Đà dạy học, mỗi vị Bồ Tát có một nhiệm vụ khác nhau, Bồ Tát Quan Âm dạy về đức hạnh, Bồ Tát Đại Thế Chí dạy về trí tuệ.
Nhà Phật thường nói: “Hành giải tương ưng”, một là hành môn, một là giải môn. Quan Thế Âm là hành môn, Đại Thế Chí là giải môn, là trí tuệ. Phật, một Phật, hai Bồ Tát. Bất luận một tông phái, pháp môn nào trong nhà Phật, cúng dường Phật đều cúng dường theo kiểu như thế, một vị Phật, hai vị Bồ Tát thành Tam Thánh, nó có tính tượng trưng, chúng ta phải nắm vững vấn đề này.
Tượng trưng cho thứ gì? Biểu trưng chính bản thân mình, Phật có mối quan hệ rất thân thiết với chúng ta, Phật là tự thể của chúng ta: “Tất cả chúng sinh vốn là Phật”. Điều học Phật đầu tiên đó là thừa nhận vấn đề này, nếu quý vị không thừa nhận mình là Phật thì đến lúc nào mới thành Phật? Vốn quý vị là Phật, vì thế không khó để thành Phật, điều này chúng ta không thể không biết.
Bổn phận giáo dục của người phương Đông dạy học là chỉ ra mục tiêu đó cho mọi người. Ngay đầu tiên đã nói với quý vị: Chắc chắn quý vị sẽ thành Phật. Tổ tiên người Trung Quốc chúng ta cũng dạy người như thế, tổ tiên chúng ta dạy: “Tánh người vốn thiện”, câu đầu tiên trong cuốn “Tam Tự Kinh”: “Nhân chi sơ, tánh bản thiện”.
Видео 273 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAi канала Thầy Thích Giác Mãn
Комментарии отсутствуют
Информация о видео
6 апреля 2025 г. 20:43:16
00:59:32
Другие видео канала




















