Загрузка страницы

#217. Bệnh sạn thận (sỏi thận)

# Vì sao chúng ta bị sạn thận?
- Có nhiều lý do khiến chúng ta bị sạn thận gồm chế độ ăn uống (ít nước), tăng cân, uống thuốc, và thậm chí một số thực phẩm chức năng có thể tăng rủi ro bị sạn thận.
- Khi nước tiểu tạo ra ít đi (do chúng ta uống ít nước, hoặc bị bệnh khiến độ lọc thận giảm). Dùng thuốc kháng sinh lâu dài (như họ Sulfa, Cephalosporin) cũng có thể tăng rủi ro sạn thận, theo một nghiên cứu từ bệnh viên đại học UPenn (1). Thói quen ăn mặn nhiều dầu mỡ cùng làm tăng rủi ro sạn thận (2). Đặc biệt, ăn uống ít Canxi (low calcium) có thể tăng rủi ro bị sạn thận (3). Lưu ý là uống Canxi bổ sung (dạng viên hay thực phẩm chức năng) sẽ làm tăng rủi ro sạn thận.
- Các thói quen nguy hiểm khác như nhịn tiểu (do công việc), nhịn ăn sáng, thậm chí mất ngủ kéo dài cũng có thể tăng rủi ro sạn thận
- Nam thường bị sạn thận nhiều hơn nữ. Một người nam trong đời sẽ có 19% rủi ro bị sạn thận so với chỉ có 9% ở nữ. Khoảng 1 trong 11 người bị sạn thận tại Hoa Kỳ (4)
# Các triệu chứng thường gặp do bệnh sạn thận:
- Đau lưng bên hông, đau bụng từng cơn + đi tiểu ra máu
- Đau khi đi tiểu
- Đi tiểu nặng mùi
- Tiểu ra máu
- Tiểu són hay tiểu nhỏ giọt
- Cảm giác đau bụng, muốn mửa, buồn nôn
- Cảm giác ớn lạnh

# Chẩn đoán bệnh sạn thận
# Chữa trị bệnh sạn thận
- Uống nhiều nước, giảm đau bằng thuốc kháng viên (NSAID), kết hợp với các thuốc làm thả lỏng cơ bớp (Alpha blocker), tăng khả năng đào thải sạn, là cách chữa trị hiệu quả để viên sạn từ từ được đào thải ra ngoài. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể uống các thuốc trên kèm với trụ sinh chữa trị nhiễm trùng. Với những viên sạn thận kích cỡ dưới 5mm, khả năng cơ thể tự đào thải ra ngoài lên đến 90% (6).
# Khi nào quý vị nên gặp BS
- Bất kỳ các triệu chứng trên hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Bệnh sạn thận cần phải được chẩn đoán đúng, chữa trị kịp thời. Nếu không chữa về lâu dài sẽ làm hư thận, viêm nhiễm trùng ngược hư cầu thận, thậm chí phải chạy thận nhân tạo.

# Chế độ ăn uống để tránh sạn thận, do trường Y khoa Harvard chỉ ra (7)
- Quý vị nhớ uống nước thường xuyên, nhất là với những quý vị làm việc văn phòng, phải ngồi một chỗ lâu (làm nail). Tập thể dục thường xuyên giúp máu huyết lưu thông, nước và lọc thận tăng, giảm rủi ro bị sạn thận
- Ăn uống có kèm chất Canxi như uống sữa hay ăn cheese
- Hạn chế uống chất bổ sung Canxi (như thực phẩm chức năng) vì uống Canxi loại này dễ tăng rủi ro sạn thận
- Giảm ăn mặn bằng cách hạn chế muối (sodium) trong thức ăn
- Hạn chế các chất có nhiều đạm như thịt bò hay đồ biển

Tham khảo:
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6054354/
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7146511/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4708574/
4. https://www.kidney.org/atoz/content/diet
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5443345/
6. https://www.webmd.com/kidney-stones/ss/slideshow-kidney-stones-overview
7. https://www.health.harvard.edu/blog/5-steps-for-preventing-kidney-stones-201310046721

Видео #217. Bệnh sạn thận (sỏi thận) канала Dr. Wynn Tran Official
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
21 июля 2020 г. 9:14:40
00:12:55
Яндекс.Метрика