Загрузка страницы

TỤNG KINH VU LAN BÁO HIẾU I THẦY THÍCH TRÍ THOÁT

Kinh Vu Lan Báo Hiếu là tên gọi tắt của Kinh Vu Lan, dạy về đạo hiếu thảo của Phật giáo. Tinh thần trong Kinh Vu Lan dạy chúng ta ý thức độ lượng, bao dung, hướng đến và giúp đỡ người khác trong tinh thần vô vị lợi

Ý nghĩa Kinh Vu Lan
Thuật ngữ Vu Lan viết đủ là Vu Lan Bồn là từ dịch âm của người Trung Quốc về chữ Phạn “Ullambana”. Một dịch âm khác nữa là Ô Lam Ba Na, tuy tương đối gần âm với chữ Phạn hơn nhưng chữ này lại không thông dụng trong giới Phật giáo.
Theo quan niệm thông thường, “ullambana” được ngài Trí Húc dịch nghĩa là “giải đảo huyền”, về sau được diễn dịch thành “giải đảo huyền, cứu thống khổ”. Giải là động từ có ý nghĩa là cởi trói, hay giải phóng ai ra khỏi một cái ách nào đó. Đảo là “ngược” hay “dốc đầu xuống đất, chân chỏng lên trời”, nhằm ám chỉ cho hình thức nghiêm khắc và đau đớn tột độ của hình phạt. Huyền là “treo”. Như vậy “giải đảo huyền” có nghĩa là “tháo bỏ các cực hình treo ngược của nghiệp xấu” và “cứu thống khổ” là cởi trói ách đau khổ cùng cực của chúng sanh trong các đường dữ.
Theo tinh thần của Kinh Vu Lan, cái khổ nguy khốn nhất của chúng sinh là bị sinh vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, tháo gỡ cái cực hình treo ngược là tháo gỡ cái ách bị đày đọa trong cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.

Nội dung Kinh Vu Lan
Nhân sự kiện Đức Phật đảnh lễ đống xương khô trong đó có cha mẹ nhiều đời trong quá khứ của ngài, đức Phật đã giảng dạy về 10 đức ân của hai đấng sanh thành như sau: 1) Gìn giữ con khi mang thai, 2) khổ đau trong sinh nở, 3) lo lắng trăm bề đến lúc sinh, 4) nuốt đắng nhả ngọt, 5) nhường khô nằm ướt, 6) bú mớm nuôi nấng, 7) tắm rửa săn sóc, 8) thương nhớ không nguôi, 9) quá vì con, thậm chí làm ác, 10) thương con trọn đời.
Để con cháu đền đáp công cha nghĩa mẹ, Đức Phật dạy phương pháp báo hiếu về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu đối với cha, công ơn trời biển thuộc về phần nuôi nấng và giáo dục con cái thì đối với mẹ là cả bầu trời tình thương, mười tháng cưu mang, ba năm bú mớm, cho đến lúc con cái được trưởng thành và hạnh phúc trong đời.
Trong hành trình mang lại hạnh phúc cho con cái, đôi lúc cha mẹ đã hy sinh hạnh phúc của bản thân. Có nhiều bậc cha mẹ trong kế sinh nhai đầy lao khó đã phải bất đắc dĩ “tính sao có lợi thì làm khác, Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm”.
Hiểu được công ơn trời biển của hai đấng sinh thành, tất cả những người làm con phải lo báo hiếu cù lao. Đạo đức của lòng hiếu thảo theo kinh này khởi đi bằng đời sống đạo đức của bản thân, thấy được song thân ân trọng, nỗ lực đền đáp bằng tất cả tấm lòng trong mọi tình huống, dù trong lúc khốn đốn khó khăn, vật đổi sao dời, lòng hiếu kính của con cháu đối với cha mẹ trước sau như một.
Vì tình thương và tấm lòng của cha mẹ dành cho con cái là không bờ bến. Tất cả sự báo hiếu của con thảo cháu hiền chỉ đáp đền được phần nào đó trong muôn một. Những kẻ bất hiếu là tự gieo bất hạnh cho bản thân, và khó có cơ hội sống trong hạnh phúc thật sự. Do đó hiếu thảo là nhu cầu không thể thiếu của hạnh phúc và là giá trị làm thăng hoa mọi giá trị trong cuộc đời.
Đạo hiếu thảo Điểm nổi bật và quan trọng nhất trong kinh Vu Lan là đạo hiếu như một phương pháp tu tập. Nếu trong kinh Vu-lan, đương sự báo hiếu là ngài Mục-kiền-liên, vị đệ tử lỗi lạc với thần thông số một, thì trong kinh Báo Ân, sự báo hiếu được khởi đi bằng sự kiện đức Phật đảnh lễ đống xương khô, trong đó có cửu huyền thất tổ của ngài. Giá trị giáo dục ngụ ý của hai kinh này rất cao: Thánh nhân và Phật còn hiếu thảo với cha mẹ như vậy thì huống hồ là người phàm phu tục tử chúng ta mà không chịu sớm lo báo đáp. Điều đó còn nói lên rằng đạo hiếu là nền tảng của đạo làm người và đạo thánh nhân. Thiếu hiếu thảo, tính cách đạo đức của con người đã bị phá vỡ và do đó không thể trở thành các bậc hiền thánh để đời ca tụng và học hỏi theo được.
Đạo hiếu thảo là đạo làm người và đạo làm thánh. Đây là bước khởi đầu của mọi đạo lý trên đời. Nếu tính cách thiêng liêng của đạo hiếu bị phá vỡ thì tính cách đạo đức của một cá nhân cũng không thành tựu được. Nghĩa là người bất hiếu không phải là người hiền lương và đạo đức, và do đó không phải là con người đúng với nghĩa là một động vật tiến hóa về ý thức và đạo đức.
Cách thức mà ngài Mục-kiền-liên cứu thoát mẹ ngài khỏi cảnh quỷ đói là nhờ vào oai đức giáo hóa qua hình thức chú nguyện của cộng đồng tỳ-kheo thanh tịnh và có đủ giới đức. Đây là điểm quan trọng trong Kinh Vu Lan. Oai đức của cộng đồng được xem như biển cả bao la (chúng đức như hải), có thể giúp chúng ta hoàn tất các Phật sự một cách mỹ mãn: Ở đây là giáo hóa và cứu độ nạn nhân trong thế giới ngạ quỷ. Nội dung của bài kinh khuyến khích và dạy bảo chúng ta nên sống nương tựa vào đạo đức cộng đồng trong việc tu tập và làm Phật sự. Do đó đạo đức cộng đồng được xem là giải pháp của mọi vấn đề đạo đức và luân lý của thời đại.
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT.

Видео TỤNG KINH VU LAN BÁO HIẾU I THẦY THÍCH TRÍ THOÁT канала NHẠC THIỀN
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
3 сентября 2020 г. 10:38:18
01:12:16
Другие видео канала
VÌ SAO NGƯỜI GIÀU VẪN KHỔ I TRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYAVÌ SAO NGƯỜI GIÀU VẪN KHỔ I TRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYASỰ THẬT VỀ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TẬT VÀ CÁCH CHỮA BỆNH  THEO LỜI PHẬT DẠYSỰ THẬT VỀ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TẬT VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THEO LỜI PHẬT DẠYTụng Niệm 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà I Thầy Thích Trí ThoátTụng Niệm 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà I Thầy Thích Trí ThoátKINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA I PHẦN 13 I THẦY THÍCH HUỆ DUYÊNKINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA I PHẦN 13 I THẦY THÍCH HUỆ DUYÊNMÙNG 1 ĐẦU THÁNG TỤNG KINH SÁM HỐI (CÓ CHỮ) TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG, BÌNH AN, TÀI LỘC, MAY MẮN CẢ NĂMMÙNG 1 ĐẦU THÁNG TỤNG KINH SÁM HỐI (CÓ CHỮ) TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG, BÌNH AN, TÀI LỘC, MAY MẮN CẢ NĂMCUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA I PHẦN 1 I TRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYACUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA I PHẦN 1 I TRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYAMV TÂM SỰ VỚI CONMV TÂM SỰ VỚI CONKinh Niệm Phật Ba La Mật I Phần 4 I Thầy Thích Huệ DuyênKinh Niệm Phật Ba La Mật I Phần 4 I Thầy Thích Huệ DuyênOM HA HA HA WINSAM MO TI SO HA I Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát Oai Lực Không Phải Nghĩ BànOM HA HA HA WINSAM MO TI SO HA I Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát Oai Lực Không Phải Nghĩ BànTẠI SAO CHÚNG TA XUẤT HIỆN TRÊN ĐỜI NÀY, CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI ! LỜI PHẬT DẠYTẠI SAO CHÚNG TA XUẤT HIỆN TRÊN ĐỜI NÀY, CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI ! LỜI PHẬT DẠYGIÀU HAY NGHÈO, VUI HAY BUỒN, SƯỚNG HAY KHỔ LÀ DO PHƯỚC BÁU CỦA MỖI NGƯỜI I NÊN NGHE DÙ CHỈ MỘT LẦN.GIÀU HAY NGHÈO, VUI HAY BUỒN, SƯỚNG HAY KHỔ LÀ DO PHƯỚC BÁU CỦA MỖI NGƯỜI I NÊN NGHE DÙ CHỈ MỘT LẦN.TRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYA I TRUYỆN NHÂN QUẢ BÁO ỨNG I KÊNH NHẠC THIỀNTRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYA I TRUYỆN NHÂN QUẢ BÁO ỨNG I KÊNH NHẠC THIỀNTHẬT TỐT SỐ CHO AI ĐƯỢC NGHE VÀ TỤNG BÀI CHÚ NÀY -TỤNG CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM  I THẦY THÍCH TRÍ THOÁTTHẬT TỐT SỐ CHO AI ĐƯỢC NGHE VÀ TỤNG BÀI CHÚ NÀY -TỤNG CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM I THẦY THÍCH TRÍ THOÁTTỨ VÔ LƯỢNG TÂM I TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠCTỨ VÔ LƯỢNG TÂM I TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠCSự thật về  hiện tượng mượn xác và nhập xác I Thầy Thích Nhật TừSự thật về hiện tượng mượn xác và nhập xác I Thầy Thích Nhật TừGIẢNG KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN I PHẨM 2GIẢNG KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN I PHẨM 2Tại sao không nên CHẠM vào người CHết trong vòng 8 tiếng đồng hồ I Thầy Thích Nhật TừTại sao không nên CHẠM vào người CHết trong vòng 8 tiếng đồng hồ I Thầy Thích Nhật TừVÌ SAO TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC LÀ CÕI AN VUI VÔ SỐ KIM CƯƠNG, NGỌC NGÀ CHÂU BÁU?VÌ SAO TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC LÀ CÕI AN VUI VÔ SỐ KIM CƯƠNG, NGỌC NGÀ CHÂU BÁU?NGHE VÀ TỤNG KINH SÁM HỐI MỖI NGÀY GIẢI TRỪ ÁC NGHIỆP, TÀI LỘC ĐẦY NHÀ, VẠN SỰ HANH THÔNGNGHE VÀ TỤNG KINH SÁM HỐI MỖI NGÀY GIẢI TRỪ ÁC NGHIỆP, TÀI LỘC ĐẦY NHÀ, VẠN SỰ HANH THÔNGPHẬT DẠY LÀM PHƯỚC ĐỨC ĐỂ SAU NÀY HƯỞNG QUẢ LÀNH I TRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYAPHẬT DẠY LÀM PHƯỚC ĐỨC ĐỂ SAU NÀY HƯỞNG QUẢ LÀNH I TRUYỆN PHẬT GIÁO ĐÊM KHUYA
Яндекс.Метрика