Загрузка страницы

Giải thích dây nóng, dây nguội và dây nối đất của nguồn điện là gì?| Tri thức nhân loại

#trithucnhanloai #hoatdongnhuthenao #antoandien
Những video cần xem trước để có thể hiểu rõ hơn nội dung trong phim này:
Nguồn điện xoay chiều hoạt động như thế nào? | Nguồn điện 1 pha? | Nguồn điện 3 pha?
https://youtu.be/v_nLQ35XYE4

Điện hoạt động như thế nào? (dòng điện và dòng electron)
https://youtu.be/BhxiQybFW70

************************************
Nối điện xoay chiều dân dụng cho phép đưa điện từ nguồn điện tới vật dụng cần điện trong nhà. Nó gồm có phích điện hay phích cắm và ổ điện. Phích điện gắn với vật tiêu thụ điện, còn ổ điện gắn với nguồn điện. Khi muốn truyền điện, ta tạo nên tiếp xúc giữa phích điện và ổ điện. Muốn làm được điều đó, cả hai phải tương thích với nhau (cùng tuân theo tiêu chuẩn nhất định về hình dáng và an toàn điện).

Phích điện thường có 2 đến 3 chân kim loại (niken, đồng, thép không gỉ...) nhô ra để có thể tiếp xúc tốt (về mặt cơ học và điện học) với các lỗ cắm ở trong nguồn. Hai chân quan trọng là chân nóng và chân nguội (hay mát). Chân thứ 3 có thể thêm vào là chân tiếp đất. Ở nhiều loại phích điện, không có sự khác biệt giữa chân nóng và nguội (cả hai đều là chân nóng).

Ổ điện thường có các lỗ để đưa phích điện vào tiếp xúc. Phần sau đây chỉ nói về các phích và ổ điện cho đường điện một pha.

Dây nóng (dây pha)
Dây nóng mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế biến đổi tùy quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha. Một số ổ điện (đặc biệt ổ chỉ có 2 lỗ) không phân biệt chân nóng và chân nguội.

Dây nguội (dây trung tính)
Dây nguội trên lý thuyết có cùng điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Trên thực tế luôn nên thận trọng coi nó như dây nóng. Dây nguội có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha. Điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng.

Dây nối đất (dây đất)
Dây đất nhằm mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất cứ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống đất, để người sử dụng không trực tiếp bị điện giật.

Điện rò rỉ có thể là do:

Một dây nóng tiếp xúc với vỏ kim loại do lỗi kỹ thuật hay do tác nhân như độ ẩm cao, bụi,...

Cảm ứng điện từ gây ra trên vỏ kim loại bởi lỗi thiết kế,...

Nếu không nối đất, người sử dụng tiếp xúc với vỏ kim loại sẽ có thể bị điện giật. Khi nối đất, điện truyền qua dây đất xuống đất, và không đi qua người (vốn có điện trở lớn hơn dây điện). Ngoài ra, nếu dòng điện rò rỉ lớn, tương đương chập mạch, cầu chì có thể tự động ngắt, tránh cháy nổ.

Khi điện năng đi vào đời sống dân dụng lần đầu, nó đã được dùng chủ yếu để thắp sáng. Tuy nhiên, nó nhanh chóng giúp sưởi ấm và chạy các máy móc có ích, khiến cho một phương pháp tiêu chuẩn để nối điện từ nguồn đến vật tiêu thụ trở nên cần thiết. Ổ điện và phích điện đã được sáng chế bởi Harvey Hubbell và đã được cấp bằng sáng chế năm 1904.

Ở phương Tây thời đó, nhiều công ty cung cấp điện cho việc thắp sáng với giá rẻ hơn cho các việc khác khiến cho nhiều vật dụng không có mục đích thắp sáng cũng được gắn nối điện đến nguồn điện cho bóng đèn.

Khi nhu cầu về sự an toàn của việc thiết lập các dụng cụ điện tăng lên, hệ thống nối điện với dây đất được phát triển.

Ngày nay, chúng ta có nhiều tiêu chuẩn khác nhau tại mỗi quốc gia về nối điện. Lý do là mỗi nước đều muốn phát triển các thiết kế và tiêu chuẩn riêng. Tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, tồn tại nhiều loại nối điện theo các tiêu chuẩn khác nhau tạo nên một sự phức tạp và vấn đề an toàn cho người dùng.
...

************************************
Giới thiệu sách hay nên đọc:
Cuốn sách "Vạn vật vận hành như thế nào?" mô tả phần lớn các phát minh của thế giới hiện đại, giúp ta có cái nhìn sâu hơn về cơ chế hoạt động của các vật dụng tưởng chừng rất tầm thường. Dưới đây là link sách:
https://newshop.vn/van-vat-van-hanh-nhu-the-nao.html?catid=139&utm_source=accesstrade&aff_sid=t4BvBH60CEb9VubARXK2ZTxuJh5H5aQXEjDsoiHW5ySzUiTi

************************************

Tặng cho Tri Thức Nhân Loại ly cà phê để ủng hộ kênh làm nhiều phim khác tốt hơn:
unghotoi: https://unghotoi.com/trithucnhanloai
PayPal: https://www.paypal.com/paypalme2/TriThucNhanLoai

************************************
Phim "Ý nghĩa của dây nóng, dây nguội (dây trung tính) và dây nối đất của nguồn điện" - bản quyền thuộc kênh: Tri Thức Nhân Loại
Facebook:
https://www.facebook.com/TriThucVietNam/

Twitter:
https://twitter.com/LoaiTri

Blogger
https://tri-thuc-nhan-loai.blogspot.com

Tumblr
https://trithucnhanloai.tumblr.com/

Thiết kế hình ảnh: Cỏ Picture
https://www.facebook.com/copicture

Xem thêm các video khác tại đây:
https://www.youtube.com/channel/UCWE41Zsrn21L-J5yFwQROjg
Vui lòng nhấn nút Đăng Ký phía trên để có thể nhận được thông báo về các video mới nhất.

Видео Giải thích dây nóng, dây nguội và dây nối đất của nguồn điện là gì?| Tri thức nhân loại канала Tri Thức Nhân Loại
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
27 февраля 2020 г. 9:00:07
00:11:26
Другие видео канала
Nguồn điện xoay chiều hoạt động ra sao? | Nguồn điện xoay chiều là gì | Tri thức nhân loạiNguồn điện xoay chiều hoạt động ra sao? | Nguồn điện xoay chiều là gì | Tri thức nhân loạiTuabin Điện Gió Hoạt Động Như Thế Nào ?Tuabin Điện Gió Hoạt Động Như Thế Nào ?Diode hoạt động như thế nào? | Diode là gì và ứng dụng ? | Điện tử cơ bản | Tri thức nhân loạiDiode hoạt động như thế nào? | Diode là gì và ứng dụng ? | Điện tử cơ bản | Tri thức nhân loạiMạng internet hoạt động như thế nào? | Mạng internet là gì? | Tri thức nhân loạiMạng internet hoạt động như thế nào? | Mạng internet là gì? | Tri thức nhân loạiHow to identify the wall wires? | Cách xác định các đầu dây điện âm tường đấu 2 công tắc 2 bóng đènHow to identify the wall wires? | Cách xác định các đầu dây điện âm tường đấu 2 công tắc 2 bóng đènCách Đấu Aptomat | CB Tủ Điện Bảo Vệ Hệ Thống Điện Gia ĐìnhCách Đấu Aptomat | CB Tủ Điện Bảo Vệ Hệ Thống Điện Gia ĐìnhPhân biệt dây trung tính, dây tiếp địa, dây chống sét và dây mass.Phân biệt dây trung tính, dây tiếp địa, dây chống sét và dây mass.Giải thích bộ nhớ RAM | Bộ nhớ RAM là gì ? | Tri thức nhân loạiGiải thích bộ nhớ RAM | Bộ nhớ RAM là gì ? | Tri thức nhân loạiKhám phá hành tinh địa ngục - Venus (Sao Kim) - Thiên Văn Học Tập 14 | Tri thức nhân loạiKhám phá hành tinh địa ngục - Venus (Sao Kim) - Thiên Văn Học Tập 14 | Tri thức nhân loạiMáy Bơm Bê Tông Hoạt Động Như Thế Nào ?Máy Bơm Bê Tông Hoạt Động Như Thế Nào ?Giải thích điện xoay chiều 120V - 240V | Truyền tải điện năng - máy biến áp | Tri thức nhân loạiGiải thích điện xoay chiều 120V - 240V | Truyền tải điện năng - máy biến áp | Tri thức nhân loạiInverter là gì? | Biến tần là gì? | Inverter hoạt động như thế nào? | Tri thức nhân loạiInverter là gì? | Biến tần là gì? | Inverter hoạt động như thế nào? | Tri thức nhân loạiMáy biến áp hoạt động như thế nào? | Máy biến thế là gì? | Tri thức nhân loạiMáy biến áp hoạt động như thế nào? | Máy biến thế là gì? | Tri thức nhân loạiChuyện chưa kể về Nhật Thực & Nguyệt Thực - Thiên Văn Học Tập 5 | Tri thức nhân loạiChuyện chưa kể về Nhật Thực & Nguyệt Thực - Thiên Văn Học Tập 5 | Tri thức nhân loạiđiện 1 pha đện 2 pha điện 3 pha cách đấu dây điện 3 phađiện 1 pha đện 2 pha điện 3 pha cách đấu dây điện 3 phaTransistor hoạt động như thế nào? | Transistor là gì? | Bóng bán dẫn là gì? | Tri thức nhân loạiTransistor hoạt động như thế nào? | Transistor là gì? | Bóng bán dẫn là gì? | Tri thức nhân loạiTụ điện hoạt động như thế nào? | Tụ điện là gì và ứng dụng? | Điện tử cơ bản | Tri thức nhân loạiTụ điện hoạt động như thế nào? | Tụ điện là gì và ứng dụng? | Điện tử cơ bản | Tri thức nhân loạiBom nguyên tử hoạt động như thế nào? | Bom nguyên tử là gì? | Tri thức nhân loạiBom nguyên tử hoạt động như thế nào? | Bom nguyên tử là gì? | Tri thức nhân loạiTại sao điện thoại iPhone lại đắt? | Vì sao sản phẩm của Apple lại mắc? | Tri thức nhân loạiTại sao điện thoại iPhone lại đắt? | Vì sao sản phẩm của Apple lại mắc? | Tri thức nhân loại
Яндекс.Метрика