Загрузка страницы

Dấu hiệu chuyển nặng của F0 không triệu chứng hoặc nhẹ

#covid19 #dichcovid19

Nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện điều trị COVID-19, sáng 21/7/2021, UBND TPHCM đã có hướng dẫn: Các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng, không kèm bệnh lý nền hoặc nếu có bệnh lý nền đã được điều trị ổn định, không béo phì thì sẽ được xem xét cách ly tại nhà. Ngay cả các trường hợp F0 mới phát hiện và không có triệu chứng cũng được xem xét cách ly tại nhà nếu xét nghiệm nồng độ virus thấp và hội đủ các điều kiện theo quy định của ngành y tế.

Theo Bộ y tế thông tin tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ngày 14/7/2021, khoảng 80% bệnh nhân F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như:

+ Sốt trên 38 độ C, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, ho nhiều
+ Đau nhức cơ
+ Đau đầu nhiều
+ Buồn nôn, nôn
+ Tiêu chảy...

• Khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng, trong đó khoảng 5% sẽ diễn tiến nặng.

Trong bối cảnh tỉ lệ F0 tại một số nơi, trong đó có TPHCM có triệu chứng trở nặng tăng lên theo thông báo của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 16/7/2021, các chuyên gia đã khuyến cáo các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển biến nặng.

Khi là F0 mà không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, đột nhiên có các biểu hiện sau thì cần cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được khám đánh giá có tổn thương phổi hay không, cần hỗ trợ điều trị ô xy hoặc chuyển đến bệnh viện.

Đó là các dấu hiệu:

• Thở nhanh
• Cảm giác khó thở
• Đau tức ngực
• Màu da, niêm nhợt nhạt hơn so với bình thường...

Tuy nhiên, việc xác định mốc thời gian này 7-10 ngày sau dương tính mang tính chất tương đối. Điều quan trọng nhất khi mắc COVID-19 là phát hiện được các triệu chứng lâm sàng sớm nhất thay vì chú trọng vào các mốc thời gian.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo với các F0 không có triệu chứng cách ly theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, cần tự theo dõi sát sao, đo nhiệt độ và lắng nghe chính xác các biểu hiện của cơ thể. Giữ vệ sinh cá nhân tốt, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, vitamin C, uống nhiều nước, súc họng thường xuyên, tập thể dục nhẹ (không gắng sức), ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái để hạn chế stress.... Ngoài ra, trong phòng nên dự trữ một cơ số thuốc hạ sốt để sử dụng khi bác sĩ hướng dẫn. Đặc biệt, những F0 thuộc đối tượng sau cần tự theo dõi sức khỏe sát sao hơn

• Có cơ địa béo phì
• Người trên 65 tuổi
• Có bệnh nền (tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch...)

Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại
http://vinmec.com/?telehealth
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
https://www.youtube.com/channel/UCuqt...
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
Hệ thống bệnh viện:
https://www.vinmec.com/vi/danh-sach/c...
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Видео Dấu hiệu chuyển nặng của F0 không triệu chứng hoặc nhẹ канала Bệnh viện ĐKQT Vinmec
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
22 июля 2021 г. 10:34:48
00:02:31
Другие видео канала
Mình bị nhiễm Covid-19 // Cách ly ở nhà và tự chữa trị thành côngMình bị nhiễm Covid-19 // Cách ly ở nhà và tự chữa trị thành côngNhững triệu chứng nào cảnh báo bạn có khả năng mắc COVID-19? | Video AloBacsiNhững triệu chứng nào cảnh báo bạn có khả năng mắc COVID-19? | Video AloBacsi🔑 NHẬN BIẾT F0 TRỞ NẶNG | BS.CK2. VŨ MINH ĐỨC (Phòng khám GOLDEN CARE - TP. HCM)🔑 NHẬN BIẾT F0 TRỞ NẶNG | BS.CK2. VŨ MINH ĐỨC (Phòng khám GOLDEN CARE - TP. HCM)Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?Tại sao có người không bị lây nhiễm nCoV dù tiếp xúc bệnh nhân?Tại sao có người không bị lây nhiễm nCoV dù tiếp xúc bệnh nhân?Dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng cần cấp cứu ngay?Dấu hiệu cảnh báo F0 trở nặng cần cấp cứu ngay?Kỳ thị F0 đã khỏi bệnh ở công sở, khu công nghiệp: F0 khỏi bệnh, có lây virus được không?Kỳ thị F0 đã khỏi bệnh ở công sở, khu công nghiệp: F0 khỏi bệnh, có lây virus được không?Chăm sóc và tự chăm sóc F0 tại nhà | Bs. Trương Hữu KhanhChăm sóc và tự chăm sóc F0 tại nhà | Bs. Trương Hữu KhanhCác bài tập thở và giãn cơ cho F0 tại nhà trong giai đoạn phục hồi tại nhàCác bài tập thở và giãn cơ cho F0 tại nhà trong giai đoạn phục hồi tại nhàF0, F1 điều trị, theo dõi tại nhà và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc | BS Trương Hữu KhanhF0, F1 điều trị, theo dõi tại nhà và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc | BS Trương Hữu KhanhF0 LÀNH BỆNH & NGƯỜI TIÊM 2 MŨI, AI CÓ KHÁNG THỂ CAO HƠN? | BS.CK2. VŨ MINH ĐỨC (PK GOLDEN CARE)F0 LÀNH BỆNH & NGƯỜI TIÊM 2 MŨI, AI CÓ KHÁNG THỂ CAO HƠN? | BS.CK2. VŨ MINH ĐỨC (PK GOLDEN CARE)Bác sĩ ơi! Lỡ mắc Covid-19 thì ăn gì, uống gì?Bác sĩ ơi! Lỡ mắc Covid-19 thì ăn gì, uống gì?HƯỚNG DẪN TỰ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM COVID-19 TẠI NHÀ| Kênh thông tin Bộ Y tếHƯỚNG DẪN TỰ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM COVID-19 TẠI NHÀ| Kênh thông tin Bộ Y tếF0, F1 cách ly tại nhà cần làm gì?F0, F1 cách ly tại nhà cần làm gì?Phân biệt Covid19 với cảm cúm, cảm lạnhPhân biệt Covid19 với cảm cúm, cảm lạnhCác triệu chứng ở miệng của người mắc COVID-19 | Tin tức COVID-19 mới nhấtCác triệu chứng ở miệng của người mắc COVID-19 | Tin tức COVID-19 mới nhấtF0, F1 cách ly tại nhà thực hiện sao cho đúng | Video AloBacsi | Hội y học TPHCMF0, F1 cách ly tại nhà thực hiện sao cho đúng | Video AloBacsi | Hội y học TPHCMThời gian ủ bệnh của Covid-19 bao lâu, dấu hiệu bội nhiễm là gì  | BÁC SĨ ƠI số 4Thời gian ủ bệnh của Covid-19 bao lâu, dấu hiệu bội nhiễm là gì | BÁC SĨ ƠI số 4Các loại thuốc F0 ở TP.HCM cần có khi cách ly tại nhà| BS Trần Thị Phương Thúy, BV Vinmec Times CityCác loại thuốc F0 ở TP.HCM cần có khi cách ly tại nhà| BS Trần Thị Phương Thúy, BV Vinmec Times CityKhi nhà có F: Dấu hiệu nhận biết F0 khỏi bệnh? | VTV24Khi nhà có F: Dấu hiệu nhận biết F0 khỏi bệnh? | VTV24
Яндекс.Метрика