Sáp nhập tỉnh, cuộc cách mạng "chưa có tiền lệ"
Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, nguyên Đại biểu Quốc hội Khóa 8 Chủ tịch Hội đồng đại học. Đại học Duy Tân Lê Công Cơ nhìn nhận. Đà Nẵng và Quảng Nam "về một nhà" thời điểm hiện tại là hợp với xu thế thời đại. kết luận của Ban Bí thư và tầm nhìn của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc nghiên cứu, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh là một cuộc cách mạng "chưa có tiền lệ" để thực hiện sứ mệnh lịch sử "vươn mình của dân tộc".
Tách ra để phát triển, xứng đáng với vị trí và tiềm năng. Đà Nẵng và Quảng Nam, hai vùng đất không chỉ nổi tiếng bởi truyền thống cách mạng mà còn có sự gắn kết bền chặt về địa lý, lịch sử, văn hóa. Trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách, mỗi dấu mốc đều để lại dư âm sâu sắc trong lòng người dân hai địa phương. Gắn bó với thành phố Đà Nẵng từ những ngày đầu tách tỉnh, ông Lê Công Cơ cho hay, trước đây Quảng Nam - Đà Nẵng là một, nhưng để phát triển nên được tách ra thành thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Theo lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, của Nhà xuất bản Đà Nẵng, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ 15 (tháng 10/1991), đã có kiến nghị cho tách Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu chưa tách thì cho một quy chế riêng để xây dựng Đà Nẵng thành một đặc khu kinh tế của Duyên hải miền Trung hoặc khu kinh tế mở. Tại Đại hội lần thứ 4 Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (ngày 8/5/1989), đã thống nhất kiến nghị Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng cho thành phố Đà Nẵng được trực thuộc Trung ương. Nếu chưa đủ điều kiện thì cho Đà Nẵng được trở thành Đặc khu kinh tế Đà Nẵng. Đây là ý tưởng đặt nền móng cho việc Trung ương xem xét Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau này. Ngày 19/3/1992, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng đã đến làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Sau khi nghe ý kiến, Cố vấn Phạm Văn Đồng kết luận: "Tôi sẽ có ý kiến đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ, để tạo điều kiện cho thành phố Đà Nẵng phát triển, xứng đáng với vị trí, tiềm năng của mình".
Ngày 24 và ngày 25/4/1992, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt làm việc với lãnh đạo thành phố, có ý kiến cần phải xem xét để Đà Nẵng "có một cơ chế riêng" hoặc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đầu năm 1996, trong một cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: "Tôi tán thành việc tách thành phố Đà Nẵng ra trực thuộc Trung ương". Ngày 7/10/1996, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng Mai Thúc Lân, nhận được bức công điện của Trung ương nêu rõ: "Bộ Chính trị đã nhất trí chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và nâng cấp thành phố Đà Nẵng lên thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh ủy phải chỉ đạo hoàn tất thủ tục, để kịp trình Quốc hội quyết định trong cuộc họp giữa tháng 10". Lúc đó, có 4 phương án chia tách được đặt ra để tạo nên địa giới hành chính phù hợp với một Đà Nẵng trực thuộc Trung ương là: thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, thị xã Hội An (thành phố Hội An hiện nay); thành phố Đà Nẵng hiện tại và huyện Hòa Vang; thành phố Đà Nẵng, thêm một số xã phụ cận của Hòa Vang và Điện Bàn; thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Hội An.
Trong thảo luận, có ý kiến đề nghị chia thành Quảng Nam và Quảng Đà như trước khi giải phóng và địa bàn Đặc khu Quảng Đà trước đây sẽ gọi là thành phố Đà Nẵng - bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa. Vì có nhiều phương án, ý kiến thảo luận khác nhau nên Thường trực Tỉnh ủy kết luận chỉ chọn phương án 1 và 2, là hai phương án có tính hợp lý, khả thi hơn cả. Ngày 12/10/1996, Hội đồng nhân dân tỉnh họp bất thường để quyết định phương án chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cuối cùng, Hội nghị thống nhất chọn phương án thành phố Đà Nẵng có 7 đơn vị hành chính gồm các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang và huyện Hoàng Sa. Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam gồm 14 đơn vị hành chính và tỉnh lỵ là thị xã Tam Kỳ. Ông Lê Công Cơ, nhìn nhận, trước đây Trung ương muốn tách Đà Nẵng thành trực thuộc Trung ương để cho Đà Nẵng phát triển mạnh, vươn mình và Đà Nẵng đã làm được điều đó trong 28 năm qua. Từ tháng 1/1997 đến nay, Đà Nẵng đã phát triển trở thành một thành phố có thương hiệu quốc tế, nhiều người biết đến Đà Nẵng là thành phố đáng sống, tạo thành thương hiệu lớn.
#hnns #tintuc #xuthe #anninh #chinhtri #kinhte #taichinh #chungkhoan #vanhoa #thethao #dulich #lichsu #amthuc #chiensu #quansu #vukhi #chientranh #thoitrang #thoisu #thegioi #kinhdoanh #congnghe #khoahoc #gocnhin #batdongsan #suckhoe #giaitri #phapluat #giaoduc #doisong #xe #ansinh #vieclam #tamsu #news #trend #scam #drama #hot #chemgio
Видео Sáp nhập tỉnh, cuộc cách mạng "chưa có tiền lệ" канала Hôm Nay Nhịp Sống
Tách ra để phát triển, xứng đáng với vị trí và tiềm năng. Đà Nẵng và Quảng Nam, hai vùng đất không chỉ nổi tiếng bởi truyền thống cách mạng mà còn có sự gắn kết bền chặt về địa lý, lịch sử, văn hóa. Trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách, mỗi dấu mốc đều để lại dư âm sâu sắc trong lòng người dân hai địa phương. Gắn bó với thành phố Đà Nẵng từ những ngày đầu tách tỉnh, ông Lê Công Cơ cho hay, trước đây Quảng Nam - Đà Nẵng là một, nhưng để phát triển nên được tách ra thành thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Theo lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, của Nhà xuất bản Đà Nẵng, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ 15 (tháng 10/1991), đã có kiến nghị cho tách Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu chưa tách thì cho một quy chế riêng để xây dựng Đà Nẵng thành một đặc khu kinh tế của Duyên hải miền Trung hoặc khu kinh tế mở. Tại Đại hội lần thứ 4 Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (ngày 8/5/1989), đã thống nhất kiến nghị Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng cho thành phố Đà Nẵng được trực thuộc Trung ương. Nếu chưa đủ điều kiện thì cho Đà Nẵng được trở thành Đặc khu kinh tế Đà Nẵng. Đây là ý tưởng đặt nền móng cho việc Trung ương xem xét Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau này. Ngày 19/3/1992, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng đã đến làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Sau khi nghe ý kiến, Cố vấn Phạm Văn Đồng kết luận: "Tôi sẽ có ý kiến đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ, để tạo điều kiện cho thành phố Đà Nẵng phát triển, xứng đáng với vị trí, tiềm năng của mình".
Ngày 24 và ngày 25/4/1992, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt làm việc với lãnh đạo thành phố, có ý kiến cần phải xem xét để Đà Nẵng "có một cơ chế riêng" hoặc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đầu năm 1996, trong một cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: "Tôi tán thành việc tách thành phố Đà Nẵng ra trực thuộc Trung ương". Ngày 7/10/1996, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng Mai Thúc Lân, nhận được bức công điện của Trung ương nêu rõ: "Bộ Chính trị đã nhất trí chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và nâng cấp thành phố Đà Nẵng lên thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh ủy phải chỉ đạo hoàn tất thủ tục, để kịp trình Quốc hội quyết định trong cuộc họp giữa tháng 10". Lúc đó, có 4 phương án chia tách được đặt ra để tạo nên địa giới hành chính phù hợp với một Đà Nẵng trực thuộc Trung ương là: thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, thị xã Hội An (thành phố Hội An hiện nay); thành phố Đà Nẵng hiện tại và huyện Hòa Vang; thành phố Đà Nẵng, thêm một số xã phụ cận của Hòa Vang và Điện Bàn; thành phố Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, thị xã Hội An.
Trong thảo luận, có ý kiến đề nghị chia thành Quảng Nam và Quảng Đà như trước khi giải phóng và địa bàn Đặc khu Quảng Đà trước đây sẽ gọi là thành phố Đà Nẵng - bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa. Vì có nhiều phương án, ý kiến thảo luận khác nhau nên Thường trực Tỉnh ủy kết luận chỉ chọn phương án 1 và 2, là hai phương án có tính hợp lý, khả thi hơn cả. Ngày 12/10/1996, Hội đồng nhân dân tỉnh họp bất thường để quyết định phương án chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cuối cùng, Hội nghị thống nhất chọn phương án thành phố Đà Nẵng có 7 đơn vị hành chính gồm các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang và huyện Hoàng Sa. Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam gồm 14 đơn vị hành chính và tỉnh lỵ là thị xã Tam Kỳ. Ông Lê Công Cơ, nhìn nhận, trước đây Trung ương muốn tách Đà Nẵng thành trực thuộc Trung ương để cho Đà Nẵng phát triển mạnh, vươn mình và Đà Nẵng đã làm được điều đó trong 28 năm qua. Từ tháng 1/1997 đến nay, Đà Nẵng đã phát triển trở thành một thành phố có thương hiệu quốc tế, nhiều người biết đến Đà Nẵng là thành phố đáng sống, tạo thành thương hiệu lớn.
#hnns #tintuc #xuthe #anninh #chinhtri #kinhte #taichinh #chungkhoan #vanhoa #thethao #dulich #lichsu #amthuc #chiensu #quansu #vukhi #chientranh #thoitrang #thoisu #thegioi #kinhdoanh #congnghe #khoahoc #gocnhin #batdongsan #suckhoe #giaitri #phapluat #giaoduc #doisong #xe #ansinh #vieclam #tamsu #news #trend #scam #drama #hot #chemgio
Видео Sáp nhập tỉnh, cuộc cách mạng "chưa có tiền lệ" канала Hôm Nay Nhịp Sống
tin tức xu thế an ninh chính trị kinh tế tài chính chứng khoán văn hóa thể thao du lịch lịch sử âm thực chiến sự quân sự vũ khí chiến tranh thời trang thời sự thế giới kinh doanh công nghệ khoa học góc nhìn bất động sản sức khỏe giải trí pháp luật giáo dục đời sống xe an sinh việc làm tâm sự news trend scam drama hot chém gió
Комментарии отсутствуют
Информация о видео
8 апреля 2025 г. 15:15:42
00:08:37
Другие видео канала



















