Загрузка страницы

Khi nào gọi là tăng huyết áp? Cách phát hiện và điều trị

#vinmec #huyetap #tanghuyetap #caohuyetap #kienthucsuckhoe

Ở cơ thể người, huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch, chính là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.

Thực tế, có không ít người không biết huyết áp cao là gì hay huyết áp cao là bao nhiêu, huyết áp cao có nguy hiểm, điều này khiến cho việc nhận biết dấu hiệu và điều trị gặp nhiều khó khăn. Tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng, đối tượng chủ yếu mắc bệnh huyết áp cao là người trung niên và cao tuổi.

“Huyết áp cao là bao nhiêu?”, về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh sẽ được xác định huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

“Huyết áp cao có nguy hiểm không?” Câu trả lời là có, bệnh lý huyết áp cao có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu như không được phát hiện và can thiệp kịp thời, dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao có thể là:

Nhức đầu

Chảy máu mũi bất thường

Xuất huyết kết mạc

Tê hoặc ngứa ran các chi

Buồn nôn và nôn

Choáng và chóng mặt

Đau tim

Ngoài ra huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Những người không biết huyết áp cao là gì hay huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm cần phải tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh để biết cách phòng ngừa.

Thực tế, để trả lời được câu hỏi huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật đóng vai trò rất quan trọng, bệnh huyết áp cao cần phải được theo dõi thường xuyên, điều trị hàng ngày và lâu dài theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời người bệnh cần thay đổi lối sống để ngăn ngừa tiến triển của bệnh và đề phòng biến chứng. Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị huyết áp cao bao gồm:

Chế độ ăn hợp lý, giảm ăn mặn

Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo no

Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng

Hạn chế uống rượu, bia

Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao ở mức thích hợp

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

Tránh bị lạnh đột ngột

Bệnh huyết áp cao diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nhận biết sớm những dấu hiệu của tăng huyết áp giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Видео Khi nào gọi là tăng huyết áp? Cách phát hiện và điều trị канала Bệnh viện ĐKQT Vinmec
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
2 июня 2020 г. 12:00:11
00:09:39
Другие видео канала
Tuyệt chiêu dùng hạt sen cải thiện sức khỏeTuyệt chiêu dùng hạt sen cải thiện sức khỏeUng thư tuyến giáp có lây hay di truyền không?Ung thư tuyến giáp có lây hay di truyền không?5 quan niệm sai lầm về làn da bạn cần biết | BS Nguyễn Thanh Vân, BV Vinmec Phú Quốc5 quan niệm sai lầm về làn da bạn cần biết | BS Nguyễn Thanh Vân, BV Vinmec Phú QuốcVì sao tăng huyết áp vào ban đêm? Có nguy hiểm không?Vì sao tăng huyết áp vào ban đêm? Có nguy hiểm không?Lời khuyên về cách quản lý tác dụng phụ, chế độ ăn uống và tập luyện dành cho nhân ung thưLời khuyên về cách quản lý tác dụng phụ, chế độ ăn uống và tập luyện dành cho nhân ung thưSức mạnh và sự dẻo dai kì diệu của khớp gối | BS Vũ Tú Nam, BV Vinmec Times CitySức mạnh và sự dẻo dai kì diệu của khớp gối | BS Vũ Tú Nam, BV Vinmec Times CityTrung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đồng hành cùng các gia đình đi tìm con yêuTrung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đồng hành cùng các gia đình đi tìm con yêuHội chứng buồng trứng đa nang gây ra vấn đề gì?Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra vấn đề gì?Nguy cơ tàn tật do thoái hóa khớp gốiNguy cơ tàn tật do thoái hóa khớp gốiMãn nhãn xem quá trình 9 lần chưng - 9 lần phơi vị thuốc Hà Thủ ÔMãn nhãn xem quá trình 9 lần chưng - 9 lần phơi vị thuốc Hà Thủ ÔBà bầu có nên nhuộm tóc, làm tóc?Bà bầu có nên nhuộm tóc, làm tóc?Các loại thực phẩm giàu canxi bác sĩ khuyến cáo cho bé ănCác loại thực phẩm giàu canxi bác sĩ khuyến cáo cho bé ănKhởi động khi chạy bộ thế nào để tránh chấn thương?|BS Nguyễn Khoa Bình, BV Vinmec Nha TrangKhởi động khi chạy bộ thế nào để tránh chấn thương?|BS Nguyễn Khoa Bình, BV Vinmec Nha TrangĂn gì sau khi ngộ độc thực phẩm?Ăn gì sau khi ngộ độc thực phẩm?Chạy bộ bao nhiêu là đủ| BS Nguyễn Khoa Bình, BV Vinmec Nha TrangChạy bộ bao nhiêu là đủ| BS Nguyễn Khoa Bình, BV Vinmec Nha TrangBà bầu bị tiểu đường ăn gì tốt cho cả mẹ và con?Bà bầu bị tiểu đường ăn gì tốt cho cả mẹ và con?Sau mổ thai ngoài tử cung nên ăn gì, kiêng gì?Sau mổ thai ngoài tử cung nên ăn gì, kiêng gì?Cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhàCách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhàRối loạn tâm thần hậu COVID-19Rối loạn tâm thần hậu COVID-19Gợi ý các loại hoa quả người bệnh trĩ nên ănGợi ý các loại hoa quả người bệnh trĩ nên ănChữa mụn trứng cá tuổi dậy thì như thế  nào?Chữa mụn trứng cá tuổi dậy thì như thế nào?
Яндекс.Метрика