Загрузка страницы

Phân Biệt Tắc Tia Sữa và Áp Xe Vú Sau Sinh - Tắc Tia Sữa Bao Lâu Thì Bị Áp Xe ?

Mua sản phẩm lợi sữa sẽ được bác sĩ tư vấn và thăm khám trọn đời.
Đọc mã giảm giá " SỮA MẸ " để được GIẢM 45% giá sản phẩm chỉ dành riêng cho các mẹ theo dõi kênh youtube
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe có thể gọi vào tổng đài 1900636422 cho chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký kênh: https://bit.ly/3aGCa5s
1. Tắc tia sữa
Thông thường, các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi đưa sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi bé mút hoặc có tác động giống như lực mút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng có thể do sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, làm cho sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ. Đây được gọi là hiện tượng tắc tia sữa.
Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. Biểu hiện của tắc tia sữa bao gồm:
Bầu vú căng, cứng, đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần khiến người mẹ vô cùng đau đớn, khó chịu.
Khi sờ vào ngực thấy một hoặc nhiều cục cứng.
Sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra.
Người mẹ có thể phát sốt.
2. Áp xe vú:
Là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm này do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú. Vi khuẩn từ đầu vú, lợi dụng các vết thương, theo ống dẫn sữa đi vào bên trong gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú.
Khi bị áp xe, sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng, bên trong có nang chứa đầy mủ, xung quanh nang là các mô viêm. Đồng thời vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay. Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển. Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. Khi siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao.
Thông thường, người bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú. Do sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày, không thoát được ra ngoài. Trong trường hợp này, mẹ cần phải dùng kháng sinh và kháng viêm để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Nếu không khỏi thì phải kết hợp trọc trích để tháo mủ áp xe. Ổ áp xe sẽ to dần lên, đến một mức độ nào đó sẽ tự vỡ hoặc có thể chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài. Trong thời gian đó, người mẹ sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn, căng tức ngực như muốn nổ tung, có thể kèm theo sốt cao, sốt lạnh toàn thân, khát nước, môi khô, lưỡi bẩn, cơ thể xanh xao, yếu ớt.... Thời gian điều trị áp xe vú không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ, ngoài ra mẹ sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ... Chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa bỏ đi.
3. Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?
Tắc tia sữa khiến sữa ứ đọng bên trong bầu ngực, lâu ngày dẫn đến áp xe. Không xác định được thời gian chính xác để tắc tia sữa phát triển thành áp xe. Tùy theo thể trạng, sức đề kháng của mỗi người và mức độ tắc tia sữa mà thời gian tắc tia sữa trở thành áp xe khác nhau. Có người có thể bị áp xe ngay sau khi tắc tia sữa được 1 - 2 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài 3 - 5 ngày.
Do đó, khi thấy hiện tượng tắc tia sữa, mẹ nên thông sữa càng sớm càng tốt. Sữa được thông ra ngoài sẽ giảm tình trạng tắc và hạn chế khả năng phát triển thành ổ áp xe.

Видео Phân Biệt Tắc Tia Sữa và Áp Xe Vú Sau Sinh - Tắc Tia Sữa Bao Lâu Thì Bị Áp Xe ? канала Sức Khỏe Mẹ & Bé
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
25 марта 2020 г. 5:00:05
00:09:11
Другие видео канала
Hướng dẫn dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh ĐỂ CON KHÔNG HO, SỔ MŨI | Trương Minh ĐạtHướng dẫn dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh ĐỂ CON KHÔNG HO, SỔ MŨI | Trương Minh ĐạtTHVL | Nhịp cầu y tế - Kỳ 148: Chăm sóc và phục hồi sức khỏe sau sinhTHVL | Nhịp cầu y tế - Kỳ 148: Chăm sóc và phục hồi sức khỏe sau sinhVLOG NHẬT KÝ SỮA MẸ TỪ 2 GIỌT ĐẾN 1200mlVLOG NHẬT KÝ SỮA MẸ TỪ 2 GIỌT ĐẾN 1200ml[Kỹ Năng] Sơ Cứu Khi Bị Bỏng Bô Xe Máy - Vui Sống Mỗi Ngày[Kỹ Năng] Sơ Cứu Khi Bị Bỏng Bô Xe Máy - Vui Sống Mỗi NgàyTắc Tia Sữa và Cách Sử Lý Nhanh Nhất - Cách Chữa Tắc Tia Sữa Nhanh NhấtTắc Tia Sữa và Cách Sử Lý Nhanh Nhất - Cách Chữa Tắc Tia Sữa Nhanh Nhất18 điều quan trọng em bé muốn nói với bạn18 điều quan trọng em bé muốn nói với bạn😍BMHH ĐẶC BIỆT💗01/07/2020💓QUYỀN LINH - CÁT TƯỜNG - HỒNG VÂN😍TUYỂN VỢ ĐẠI GIA THỬ LÒNG CHÂN DÀI😍BMHH ĐẶC BIỆT💗01/07/2020💓QUYỀN LINH - CÁT TƯỜNG - HỒNG VÂN😍TUYỂN VỢ ĐẠI GIA THỬ LÒNG CHÂN DÀIHỎI - ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA / BÁC SĨ NHUNG / VLOG (PHẦN 1)HỎI - ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA / BÁC SĨ NHUNG / VLOG (PHẦN 1)🍼 Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Có Khó Không? Cách Kích Sữa ❤️TrinhPhamFamily🍼 Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Có Khó Không? Cách Kích Sữa ❤️TrinhPhamFamilyCăng tức bầu ngực - Dấu hiệu mang thai sau 7 ngàyCăng tức bầu ngực - Dấu hiệu mang thai sau 7 ngàyTheo Chân Dì 3 bán chuối xào dừa và bánh chuối hấp xem dì bán thế nào ?Theo Chân Dì 3 bán chuối xào dừa và bánh chuối hấp xem dì bán thế nào ?Bài thuốc hay - Cách trị tắc tia sữa lợi sữa cho mẹ bầu hiệu quả!Bài thuốc hay - Cách trị tắc tia sữa lợi sữa cho mẹ bầu hiệu quả!Bí quyết GỌI SỮA về cho các mẹ cực đơn giản mà hiệu quả_Mother's MilkBí quyết GỌI SỮA về cho các mẹ cực đơn giản mà hiệu quả_Mother's Milk9 lưu ý THEN CHỐT khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để bé tăng cân tốt, ngủ ngoan9 lưu ý THEN CHỐT khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để bé tăng cân tốt, ngủ ngoanTop 10 sai lầm thường gặp nhất khi nuôi con bằng sữa mẹTop 10 sai lầm thường gặp nhất khi nuôi con bằng sữa mẹTôi Đã Giúp Con Ngủ Xuyên Đêm Bằng 3 Bí Quyết Từ Bác Sĩ Nổi Tiếng Người Ý | Cô Giang PakimaTôi Đã Giúp Con Ngủ Xuyên Đêm Bằng 3 Bí Quyết Từ Bác Sĩ Nổi Tiếng Người Ý | Cô Giang Pakima6 Điều Cha Mẹ Bắt Buộc Phải Biết Nếu Muốn Con Ngủ Xuyên Đêm | Cô Giang Pakima6 Điều Cha Mẹ Bắt Buộc Phải Biết Nếu Muốn Con Ngủ Xuyên Đêm | Cô Giang PakimaCách Chữa Tắc Tia Sữa Nhanh Nhất - Kinh Nghiệm Chữa Tắc Tia Sữa Hiệu Quả  | Blog Con MọnCách Chữa Tắc Tia Sữa Nhanh Nhất - Kinh Nghiệm Chữa Tắc Tia Sữa Hiệu Quả | Blog Con MọnChăm Sóc Trẻ Sơ Sinh – Ăn, Ngủ, Khóc, Bế - Kinh nghiệm và những điều cần biết - Phần 1| Blog Con MọnChăm Sóc Trẻ Sơ Sinh – Ăn, Ngủ, Khóc, Bế - Kinh nghiệm và những điều cần biết - Phần 1| Blog Con MọnPHỤ NỮ SAU SINH NÊN ĂN GÌ, BÀ ĐẺ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHIỀU SỮA | Blog Con MọnPHỤ NỮ SAU SINH NÊN ĂN GÌ, BÀ ĐẺ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHIỀU SỮA | Blog Con Mọn
Яндекс.Метрика