Загрузка страницы

Hãy cùng nhau du hành đến lỗ đen gần nhất!

Này các bạn! Hôm nay, tôi bắt đầu cuộc hành trình để đi đến hố đen gần nhất. Đúng rồi, mạo hiểm và dũng cảm, là tôi đấy! Nhưng đừng lo - tôi sẽ cho bạn biết mọi thứ bằng cách phát trực tiếp toàn bộ cuộc phiêu lưu này! Nhân tiện, đây không phải là hành trình một mình đâu. Tôi sẽ có một người để trò chuyện trong suốt chuyến đi, và anh ấy có thể giúp nếu mọi thứ trở nên khó khăn! Tên của người bạn đồng hành đó là Liam. Liam là một robot có trí tuệ nhân tạo.

Khoảng cách không gian luôn dài vô tận. Đó là lý do tại sao chuyến đi như vậy sẽ tốn nhiều thời gian hơn những gì bạn có thể tưởng tượng đấy! Ví dụ, Voyager 1, một tàu thăm dò không gian được phóng vào năm 1977, đang bay ra khỏi Hệ Mặt Trời với tốc độ 40.000 dặm/giờ. Nếu tàu vũ trụ của tôi di chuyển với cùng tốc độ kể trên, tôi phải mất cả 77.000 năm để đến được ngôi sao gần nhất! Nhưng may mắn thay, tàu vũ trụ của tôi nhanh hơn thế nhiều. Và bây giờ, hãy bắt đầu thôi nào!


DẤU THỜI GIAN:
Vật thể đơn lẻ đắt nhất thế giới 1:28
Các vệ tinh thấp và cao 2:29
240.000 dặm từ Trái đất 🌍 03:28
Một đơn vị thiên văn là gì 4:39
Bên ngoài Hệ mặt trời ☀ 6:33
Điểm không thể quay lại 7:24
Tạm biệt, Liam! 👋 8:09

#khônggian #lỗđen #soisáng

TÓM LƯỢC:
- Trạm vũ trụ quốc tế là vật thể đơn lẻ đắt nhất thế giới. Số tiền này đủ để mua cho bạn 250 chiếc Boeing 747 hoặc hai bảo tàng Louvre với tất cả các bức tranh và tác phẩm nghệ thuật bên trong!
- Các vệ tinh này bay ở nhiều độ cao khác nhau. Và trong khi những cái thấp nhất đang bay ở độ cao cách trái đất xấp xỉ 1.250 dặm, thì những vệ tinh cao nhất đạt đến độ cao 22.000 dặm trong không gian.
- Khoảng cách trong không gian rất rộng lớn, bạn thậm chí không thể đo đếm nó bằng dặm được. Đó là lý do các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ "đơn vị thiên văn", nó bằng 93 triệu dặm – là khoảng cách từ mặt trời đến trái đất. Điều đó có nghĩa tôi đang cách Hành tinh của chúng ta 9,3 tỷ dặm!
- Có một thử thách khác ở phía trước - Đám mây Oort. Nó ám chỉ hai điều, thứ nhất, chúng ta đang ở rìa ngoài của Hệ mặt trời; và thứ hai - chúng ta sẽ phải vượt qua đám mây chứa đầy vật thể băng giá quay quanh Mặt trời ở khoảng cách 100.000 đơn vị thiên văn!
- Chúng ta sẽ ra khỏi Hệ mặt trời chỉ sau một phần mười năm ánh sáng nữa. Nhân tiện, nếu bạn cố gắng đến địa điểm này bằng ô tô, chuyến đi sẽ tiêu tốn của bạn hơn 19 triệu năm cơ đấy.
- Ở phần trung tâm của khá nhiều thiên hà đều có một lỗ đen siêu lớn. Ví dụ, có một cái như thế đang tồn tại ngay tại trung tâm dải ngân hà của chúng ta, cách Trái đất khoảng 27.000 năm ánh sáng.
- Lỗ đen là một vùng kỳ lạ, nơi những định luật vật lý mà chúng ta được học ở trường không còn đúng. Nếu một ngôi sao khổng lồ hết nhiên liệu, nó sẽ trở nên siêu dày đặc và oằn xuống bởi sức nặng của chính nó, sụp đổ vào bên trong mang theo không thời gian.
- Tôi sẽ không đi xa hơn chân trời sự kiện, hay còn gọi là điểm không thể quay lại, và bạn có thể đoán tại sao, phải không? Khi một đối tượng vượt qua đường vô hình này, nó không thể quay lại, ngay cả khi thay đổi ý định.
- Liam nói rằng anh đã sẵn sàng để bắt đầu hành trình. Anh đã xuất phát, dũng cảm lao về phía hố đen trong khi tôi đang ghi lại mọi thứ đang xảy ra với anh ta.
- Liam đã tê liệt, như thể một ngón tay khổng lồ đã nhấn nút tạm dừng, và bây giờ, một lực nào đó đang kéo căng anh ấy ngày càng mỏng hơn!
- Đó là hiện tượng mỳ ống khét tiếng, thường xảy ra trong một trường hấp dẫn không đồng nhất siêu mạnh!
- Liam đang ở trong tình trạng rơi tự do và không còn cảm thấy bị kéo căng, phóng xạ hay hấp dẫn nữa. Thật không may, kết nối bị mất và anh không thể cho tôi biết bất cứ điều gì về bên trong lỗ đen.
Âm nhạc của Epidemic Sound https://www.epidemicsound.com/
Tài liệu chứng khoán (hình ảnh, cảnh quay và khác):
https://www.depositphotos.com
https://www.shutterstock.com
https://www.eastnews.ru

Đăng ký 5 PHÚT THỦ CÔNG https://bit.ly/2F0If0m

Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi

Видео Hãy cùng nhau du hành đến lỗ đen gần nhất! канала Soi Sáng
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
3 сентября 2019 г. 21:43:03
00:10:22
Яндекс.Метрика