Загрузка страницы

Lời khuyên bệnh nhân GOUT nên thực hiện ngay | BS Trần Thị Tuyết Nhung, BV Vinmec Times City

Bệnh gout có liên quan mật thiết đến lối sống và chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Trong đó nam giới là đối tượng bị gout cao (chiếm 96%). Phần lớn bệnh nhân gout hay đi kèm với bệnh tăng huyết áp và các bệnh rối loạn chuyển hoá khác.

Thông qua video dưới đây, ThS.BS Trần Thị Tuyết Nhung, BS Cơ xương khớp, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City sẽ mách bạn các phòng tránh bệnh gout.

Trước tiên, bạn cần nắm rõ những hậu quả do bệnh gout gây nên:

Bệnh Gout được gây ra do tình trạng tăng acid uric máu (420µmol/l đối với nam và lớn hơn 360µmol/l đối với nữ). Khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat và gây nên bệnh ở các cơ quan đó (ở khớp, thận, sụn, mô dưới da, thành mạch…). Tuy nhiên không phải trường hợp nào tăng acid uric máu cũng gây nên bệnh Gout và những trường hợp đó gọi là tăng acid uric không triệu chứng.

Với cơ chế này, bệnh gout gây nên các hậu quả:

Đau cơ xương khớp, nguy cơ biến dạng khớp và tàn phế

Các tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch khớp gây các đợt viêm khớp cấp tính. Dần dần các tinh thể urat lắng đọng tăng dần, các cơn đau tái phát nhiều lần, khớp sẽ bị tổn thương, bị phá hủy và gây biến dạng khớp
Sỏi thận

Người mắc bệnh gout có nguy cơ bị sỏi thận, vì tinh thể urate tích tụ trong đường tiết niệu, hình thành sỏi. Khoảng 10-25% người bị bệnh gout phát triển sỏi thận.

Hầu hết sỏi thận đều nhỏ và thoát ra ngoài theo đường tự nhiên. Uống nhiều nước giúp loại sỏi ra khỏi cơ thể theo đường tự nhiên một cách dễ dàng hơn. Thuốc kê đơn có tác dụng làm cho nước tiểu ít axit hơn, làm tan một số sỏi thận có lẽ đã hình thành.

Suy thận

Các tinh thể urat lắng đọng ở thận gây viêm thận kẽ và sỏi thận, dần dần sẽ dẫn đến suy thận, đặc biệt nếu bệnh gout không được điều trị.

Tophi (các nốt, cục sần)

Tophi là những khối tinh thể urate cứng dưới da, rất phổ biến ở bệnh nhân gout. Chúng hình thành là do các tinh thể urat lắng đọng lâu ngày ở các khớp, sụn và ở tổ chức dưới da: ở ngón tay, cổ tay, bàn tay, bàn chân, cổ chân hoặc mắt cá chân. Tophi cũng hình thành ở sụn vành tai

Tophi thường không gây đau đớn, trừ những khi cơn gout bùng phát khiến chúng bị viêm và sưng lên. Đôi khi các u cục Tophi bị vỡ ra và nhiễm trùng
Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho người bị gout

Theo bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung, một số loại thực phẩm giàu purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Vì vậy để phòng ngừa các cơn gout, bạn cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều purine. Ngoài ra cần tập luyện và duy trì cân nặng phù hợp, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng khi bị gout:

● Nội tạng động vật: Gan, thận, não, tim…
● Thịt đỏ: Thịt gà lôi, thịt bò, bê và thịt nai
● Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
● Hải sản: Sò điệp, cua, tôm
● Một số loại đậu đỗ: Đậu Hà Lan, măng tây, hoa quả chua, đồ muối chua
● Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và nước ngọt
● Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
● Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
● Bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy: làm lượng đường trong máu tăng nhanh ngay sau ăn.

Những thực phẩm nào người bị gout nên ăn?

● Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
● Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, cà rốt , bắp cải, rau xanh
● Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
● Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh, nước khoáng kiềm
● Các sản phẩm từ sữa
● Dầu thực vật

Uống đủ nước, hạn chế đồ uống có cồn

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp tăng đào thải axit uric qua đường tiểu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

Các chất cồn là nguyên nhân gây kích thích các đợt gout. Do làm rối loạn chuyển hóa acid uric, điều này làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.

Tập thể dục và giảm cân

Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa các cơn gout. Tập thể dục không những giúp bạn, giảm cân, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mà còn giúp giữ mức axit uric thấp. Bạn có thể tập mỗi bài tập phù hợp với sức khỏe, như chạy bộ, đạp xe, yoga,...

Nếu bạn bị gout, thừa cân sẽ khiến bạn dễ bị một đợt gout. Khi bạn thừa cân, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Việc kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Do đó, giảm cân sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin và giảm mức axit uric. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng các phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc vì sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.

Song song với chế độ ăn uống và luyện tập bạn phải thường xuyên được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ acid uric trong máu, kiểm tra chức năng gan thận và các bệnh kèm theo.

Видео Lời khuyên bệnh nhân GOUT nên thực hiện ngay | BS Trần Thị Tuyết Nhung, BV Vinmec Times City канала Bệnh viện ĐKQT Vinmec
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
25 октября 2021 г. 18:00:05
00:05:39
Яндекс.Метрика