Загрузка страницы

Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Nga - Vinmec Nha Trang

#duonghuyet #tieuduong #daithaoduong

“Đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?” là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Nga - Vinmec Nha Trang cho biết, tiểu đường là bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn nội tiết tố, với đặc điểm làm tăng nồng độ glucose máu, rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid, protein. Khi bị tiểu đường, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các thêm các bệnh thận, đáy mắt, thần kinh và tim mạch.

Một số đối tượng nguy cơ có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường bao gồm:

Người trong độ tuổi trên 45;

Người có chỉ số BMI lớn hơn 23;

Người có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng140 mmHg hoặc/ và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg;

Tiền sử gia đình có người mắc phải bệnh tiểu đường trong 1 thế hệ bao gồm bố, mẹ, anh chị em ruột, con ruột;

Tiền sử bản thân mắc phải hội chứng chuyển hóa, tiền tiểu đường;

Nữ giới có những bệnh lý trong thời gian mang thai như tiểu đường thai kỳ, sinh con nặng trên 4000 gram, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai lưu…;

Người có tiền sử rối loạn lipid máu khi chỉ số HDL-c nhỏ hơn 0.9 mmol/L và chỉ số Triglyceride lớn hơn 2.2 mmol/L.

Về vấn đề “Đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?” - bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Nga cho biết: Để chẩn đoán tiểu đường một cách chính xác, cần dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết của WHO, IDF- 2012 như sau:

Hàm lượng glucose huyết tương khi đói lớn hơn hoặc bằng 7.0 mmol/L (lớn hơn hoặc bằng126 mg/dL);

Hàm lượng glucose huyết tương lớn hơn hoặc bằng 11.1 mmol/L (lớn hơn hoặc bằng200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống;

HbA1C lớn hơn hoặc bằng 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC), hoặc

Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của tiểu đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 11.1 mmol/L (lớn hơn hoặc bằng200 mg/dL).

Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể:

Biến chứng cấp: Hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết,
Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: gây hạ huyết áp tư thế; gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruột
Các biến chứng khác: Sâu răng, dễ bị nhiễm trùng.

Nhằm ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường, mỗi người cần phải:

Giữ cân nặng chuẩn theo chiều cao, tránh thừa cân, béo phì bằng cách: Ăn đúng nhu cầu năng lượng cơ thể cần mỗi ngày.
Duy trì, đều đặn tập thể dục, uống đủ nước mỗi ngày.
Sống vui vẻ, yêu thương, suy nghĩ tích cực.Tránh stress tâm lý.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
https://www.youtube.com/channel/UCuqtKp77ZbFRUFLq05-ddkw
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
Hệ thống bệnh viện:
https://www.vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/coso-benh-vien-v-phong-kham/
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Видео Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Nga - Vinmec Nha Trang канала Bệnh viện ĐKQT Vinmec
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
2 апреля 2021 г. 18:00:09
00:08:49
Другие видео канала
Chỉ số huyết áp, đường huyết lý tưởng khi điều trị tăng huyết áp, tiểu đường phòng tránh đột quỵChỉ số huyết áp, đường huyết lý tưởng khi điều trị tăng huyết áp, tiểu đường phòng tránh đột quỵChữa lành bệnh tiểu đường bằng phương pháp không dùng thuốcChữa lành bệnh tiểu đường bằng phương pháp không dùng thuốcThực phẩm nào chứa đường nhưng vô hại? | VTCThực phẩm nào chứa đường nhưng vô hại? | VTCBác sĩ hướng cách dẫn đo đường huyết tại nhà| Kiểm soát đường huyết trong dịch COVID-19Bác sĩ hướng cách dẫn đo đường huyết tại nhà| Kiểm soát đường huyết trong dịch COVID-19Ăn uống như thế nào tránh biến chứng tiểu đường?Ăn uống như thế nào tránh biến chứng tiểu đường?Tiền Đái Tháo Đường Và Những Điều Cần Biết | Khoa Khám bệnhTiền Đái Tháo Đường Và Những Điều Cần Biết | Khoa Khám bệnhTìm hiểu về bệnh đái tháo đường | Nhịp cầu y tế - 10/8/2020 | THDTTìm hiểu về bệnh đái tháo đường | Nhịp cầu y tế - 10/8/2020 | THDTTăng đường huyết: 6 dấu hiệu dễ nhận biết | VTC NowTăng đường huyết: 6 dấu hiệu dễ nhận biết | VTC NowTHVL | Nhịp cầu y tế - Kỳ 133: Phòng chống bệnh Đái tháo đườngTHVL | Nhịp cầu y tế - Kỳ 133: Phòng chống bệnh Đái tháo đườngNên làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường?Nên làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường?TRÁI CÂY CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG | Bs Lượng Nội TiếtTRÁI CÂY CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG | Bs Lượng Nội TiếtChỉ số đường huyết bình thường và bảng đo đường huyết trước/ sau ănChỉ số đường huyết bình thường và bảng đo đường huyết trước/ sau ănTụt đường huyết là gì?Khi nào thì nguy hiểm? BS Nguyễn Thị Diệu Nga, Vinmec Nha TrangTụt đường huyết là gì?Khi nào thì nguy hiểm? BS Nguyễn Thị Diệu Nga, Vinmec Nha TrangĐO ĐƯỜNG HUYẾT CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG | Bs Lượng Nội TiếtĐO ĐƯỜNG HUYẾT CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG | Bs Lượng Nội TiếtChương trình tư vấn: Điều trị insulin cho người bệnh đái tháo đườngChương trình tư vấn: Điều trị insulin cho người bệnh đái tháo đườngHẠ HUYẾT ÁP LẬP TỨC chỉ với Ly Nước này, BS Đức chia sẻ Công dụng ít ai ngờ của Hành Tây Vanh KhuyenHẠ HUYẾT ÁP LẬP TỨC chỉ với Ly Nước này, BS Đức chia sẻ Công dụng ít ai ngờ của Hành Tây Vanh KhuyenBị tiểu đường uống nước dừa được không?Bị tiểu đường uống nước dừa được không?Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn mẫu cho người bệnh tiểu đườngNgười bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Thực đơn mẫu cho người bệnh tiểu đườngTránh biến chứng tiểu đường: Ăn uống thế nào?| BS Bùi Minh Đức, Vinmec Times CityTránh biến chứng tiểu đường: Ăn uống thế nào?| BS Bùi Minh Đức, Vinmec Times CityĐu đủ - Người tiểu đường & tiểu đường thai kỳ ăn được không?| BS Võ Hà Băng Sương - Vinmec Phú QuốcĐu đủ - Người tiểu đường & tiểu đường thai kỳ ăn được không?| BS Võ Hà Băng Sương - Vinmec Phú Quốc
Яндекс.Метрика