Загрузка страницы

BIỂN HỒ #1 | Đánh cá mưu sinh nơi Biển Hồ Tonlé Sap - Campuchia | ® [CC/Multi Languages]

Ngày 12/6/2021
Campuchia bắt đầu tháo dỡ nhà nổi bên Biển Hồ

Chính quyền thủ đô Phnom Penh bắt đầu tháo dỡ các nhà nổi trên sông Mekong sau khi hết hạn chót để cư dân tại đây di dời.

Si Vutha, lãnh đạo Văn phòng quản lý đất đai huyện Prek Pnov, ngoại ô thủ đô Phnom Penh của Campuchia, giám sát quá trình phá dỡ các khu nhà nổi từ hôm 11/6. "Có 316 hộ dân mà chúng tôi phải di dời trong hôm nay. Vấn đề này thực sự ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố và môi trường. Khi ngồi trên thuyền đi qua khu vực, bạn sẽ ngửi thấy mùi rất khó chịu", ông cho hay.

Quan chức Campuchia giải thích việc di dời nhằm chỉnh trang thủ đô trước khi Phnom Penh đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) vào năm 2023, bởi sân vận động mới được xây chỉ cách khu vực ven Biển Hồ vài km. "Chỗ này có hàng trăm con virus. Du khách nước ngoài sẽ đến và chứng kiến đất nước như thế này sao', Si Vutha nói.

Người dân dỡ nhà nổi của họ bên Biển Hồ tại huyện Prek Pnov, Phnom Penh, Campuchia, hôm nay. Ảnh: Reuters.

Người dân dỡ nhà nổi bên Biển Hồ tại huyện Prek Pnov, Campuchia, hôm nay. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, cư dân sống tại những ngôi nhà nổi cho rằng chính quyền triển khai kế hoạch quá sớm, khi còn hơn một năm nữa mới tới SEA Games. Phát ngôn viên chính quyền Phnom Penh Met Meas Pheakdey chưa đưa ra bình luận.

Những ngôi nhà nổi bằng gỗ bên Biển Hồ vừa là nơi ở, vừa là kế sinh nhai của các gia đình, hầu hết là người gốc Việt, suốt nhiều thế hệ qua. "Tổ tiên của chúng tôi luôn ở đây", người đàn ông 54 tuổi tên Kith Dong cho biết.

Chính quyền Phnom Penh hôm 2/6 thông báo kế hoạch di dời các công trình là nhà nổi, bè nuôi cá trên mặt sông Mekong trong khu vực thủ đô. Giới chức yêu cầu các hộ dân tại đây phải di dời trong vòng 7 ngày, cho biết sẽ tháo dỡ toàn bộ công trình trái phép sau khi hết hạn chót. Quyết định này ảnh hưởng tới khoảng 700 hộ dân, bao gồm nhiều người gốc Việt.
"Việt Nam thông hiểu chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ cảnh quan môi trường của Campuchia, mong việc di dời được triển khai với lộ trình hợp lý và khả thi, có bố trí khu vực tái định cư với đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp người dân thuộc diện di dời sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội", bà Hằng cho hay, nói thêm rằng Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh đã đến thăm hỏi, động viên người gốc Việt tại khu vực bị di dời.

________________________________________________________________
Cuộc sống của người Việt trên Biển Hồ, Campuchia

Biển Hồ Campuchia hay Tonle Sap rộng khoảng 15.000km2, không nhìn thấy bờ, trải dài qua sáu tỉnh, thành, gồm Pursat, Battambang, Kompong Chahnang, Moung Roessei, Kampong Luong và Siem Reap, là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Đây là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia.

Không ai biết rõ người Việt Nam đến sống tại Biển Hồ từ thời điểm nào. Có ý kiến cho rằng tổ tiên của họ theo dòng Mekong, từ Việt Nam ngược sông Tiền, sông Hậu dùng nghề chài lưới để mưu sinh. Nơi nào có cá thì dừng lại và nơi cuối cùng họ định cư là Tonle Sap, một cái hồ rộng mênh mông như biển. Một số tài liệu khác ghi nhận rằng trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Đông Dương đã đưa người Việt Nam sang Campuchia để trồng cao su, thời gian sau người Việt di cư ra khu vực Biển Hồ và sống tập trung tại đây.

Cuộc sống của họ gắn với nhiều cái “không” như: không trạm y tế, không giấy tờ tùy thân, không quốc tịch,...

Người dân không có nước sạch sử dụng, nước, chất thải hàng ngày xả thẳng xuống hồ rồi lại sử dụng phục vụ sinh hoạt, ăn uống. Bên cạnh đó, tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm do khai thác nguồn nước, du lịch quá mức khiến cuộc sống của người dân thêm nhiều khó khăn.

Cuộc sống của những người Việt Nam tại đây phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá. Tuy nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên Biển Hồ, chính phủ Campuchia quy định một năm chỉ được đánh cá 6 tháng, 6 tháng còn lại người dân... ngồi không. Do đó người Việt ở đây rất khó khăn, nếu đánh bắt trộm sẽ bị phạt rất nặng và tịch thu phương tiện.

Họ không thể lên bờ làm thêm vì không có giấy tờ tùy thân. Nhiều người không còn đường mưu sinh đành dẹp bỏ lòng tự trọng, chèo kéo, xin tiền du khách. Hình ảnh người phụ nữ bế con đến xin tiền đoàn từ thiện vào những ngày cuối tháng 9/2018.

Người dân sống trên những ngôi nhà "nổi", có thể chỉ là bè neo chặt trên mặt nước rồi dựng chòi thấp lè tè, che chắn tạm bợ, đối mặt với hàng loạt nguy cơ mà dòng nước mang lại. Mùa nắng thì phải dời nhà ra giữa dòng, mùa mưa lại tìm nơi có nhiều bụi cây um tùm để neo nhà núp gió.
------------------------------------------------------------

Bản quyền thuộc về kênh Ba Ken Kun (BKK)
Vui lòng không Reup dưới mọi hình thức.
Liên hệ công việc qua mail bakenkun16@gmail.com
Xin cám ơn.

"Like & Subcribe" ủng hộ kênh nhé các bạn, xin cảm ơn.
# #BienHoTonléSap #nguoivietnamocampuchia

Видео BIỂN HỒ #1 | Đánh cá mưu sinh nơi Biển Hồ Tonlé Sap - Campuchia | ® [CC/Multi Languages] канала Ba Ken Kun
Показать
Комментарии отсутствуют
Введите заголовок:

Введите адрес ссылки:

Введите адрес видео с YouTube:

Зарегистрируйтесь или войдите с
Информация о видео
9 марта 2021 г. 18:35:36
00:10:03
Яндекс.Метрика