Загрузка...

Can we upload mind and live forever | Con người có thể lưu trữ ý thức vĩnh viễn và trở nên bất tử

Phải chăng con người có thể lưu trữ ý thức và trở nên bất từ là chủ đề mà các nhà khoa học thế kỷ 21 tin là có cơ sở.
Như chúng ta đã biết vũ trụ vô tận được vận hành bởi các định luật vật lý, rằng ý của chúng ta được chẳng qua lưu trữ trong 1 bộ máy sinh học.
Ý thức này hoàn toàn có thể tải lên dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số lên 1 hệ thống máy chủ có tốc độ xử lý cực lớn. Đây cũng chính là ý tưởng chính trong game có tên là Cyberpunk 2077, một trò chơi điện tử hành động nhập vai năm 2020 do CD Projekt phát triển và phát hành. Cốt truyện của trò chơi diễn ra tại Night City, một thế giới mở lấy bối cảnh trong vũ trụ của Cyberpunk. Người chơi nhập vai từ góc nhìn thứ nhất vào một tên lính đánh thuê tên là V, người có khả năng chiến đấu cận chiến và tầm xa, cũng như học được các kỹ năng hack và vận hành máy móc.
Vậy trước khi đến với ý tưởng upload ý thức lên cloud, chúng ta tìm hiểu xem thế nào là upload(lưu trữ trực tuyến), sao nó nghe phức tạp vậy nhỉ?
Ý thức là cái gì đó rất khó định nghĩa, là thứ gì đó mơ hồ giữa trí thông minh và nhận thức, nó giúp chúng ta có thể tưởng tượng, nhận thức ra thế giới xung quanh hoặc mơ mộng về 1 thứ gì đó
Thuật ngữ "mind uploading" nghĩa là mang copy toàn bộ ý thức của con người vào 1 hệ thống máy tính khổng lồ. Hệ thống đủ hiệu năng tính toán để mô phỏng lại toàn bộ hành vi của ý thức của 1 cá nhân cụ thể. Quá trình "mind uploading" dựa trên 3 giả định sau đây:
- GD1(Physicalism): ý thực của bạn nằm hoàn toàn trong cấu trúc vật lý và sinh hóa của não bộ.
- GD2(Scanability): Chúng ta hiểu rõ về não bộ đồng thời sở hữu công nghệ để mô phỏng đầy đủ các khía cạnh của nó.
- GD3(Computability): Chúng ta có đầy đủ nghệ để thực hiện mô phỏng, dù quá trình mô phỏng này khiến chúng ta phải viết hàng triệu dòng code
Rất nhiều câu hỏi còn đang bỏ ngỏ khiến chúng ta cần tìm lời giải đáp
Giờ chúng hãy bắt đầu với não bộ(Brain), cấu trúc sinh học phát triển bậc nhất của con người
Bộ não người gồm 100 tỉ nơ ron, kết nối với nhau thông qua 1 triệu tỉ kết nối. Mỗi giây tính hiệu gửi đi số lượng là 1000 lần
(1 quadrillion / second). Trong khoảng thời gian đó, có hàng tỉ tế bào thường và tế bào miễn dịch đang làm đủ thứ việc khác nhau ở cấp độ vi mô, từ thở(hô hấp), điều hòa nhịp tim đến hệ vận động
Phần tân sinh(neocortex) hay vỏ não ghi nhớ ký ức, phụ trách việc lập kế hoạch, suy nghĩ, trí tưởng tượng, hi vọng, ước mơ,...
Tuy nhiên phần ảnh hưởng lớn nhất đến ý thức của con người lại là precuneus(tiểu thùy 4 cạnh)
Hormone Serotonine đóng vai trò chủ yếu đóng góp cho cảm giác hạnh phúc(mood),còn Histamin là một trong những chất có liên quan mật thiết tới tình trạng sốc phản vệ, phản ứng viêm, dị ứng, dẫn truyền thần kinh và sự bài tiết dịch vị
Một hệ thống phức tạp như thế phải đc mô phỏng đưa vào máy tính, đáng tiếc là các công nghệ scan như fMRI(Chụp cộng hưởng từ chức năng) ko thể scan để mô phỏng được những thông tin như vậy để chuyển sang dạng số(digital)
Tuy nhiên có 1 phương pháp khác rất có hứa hẹn là cắt não thành những mảnh nhỏ, sau đó scan bằng kính hiển vi nguyên tử quét(với độ phân giải cao)
Kết quả là chúng ta sẽ có 1 bản đồ các tế bào và các kết nối. Năm 2019 các nhà khoa học đã thành công trong việc vẽ lại bản đồ 1 mm khối bộ não chuột, xấp xỉ kích thước một hạt cát. 1mm khối này chứa 100K neurons, với hàng tỉ synap(Synap là nơi tiếp xúc giữa hai nơron, mà thông qua đó cho phép các nơron truyền đi thông tin qua lại lẫn nhau (chỉ một chiều))
Các sợi thần kinh trong khối 1mm3 này nếu nối lại sẽ có độ dài 4mk, khiếp chưa ?. Nhưng ko, chúng ta sẽ cắt chúng thành 25000 lát, bằng cách dùng kính hiển vi electron, quét liên tục trong vòng 5 tháng, chụp thành 100 triệu bức ảnh.
Chúng ta lại mất thêm 3 tháng nữa để lắp ghép đống ảnh này thành 1 mô hình 3 chiều.
Bạn có biết lưu trữ mô hình này trong ổ cứng máy tính, chúng ta mất bao nhiêu dung lượng ko, tận 2 triệu GB, tại thời điểm video này là năm 2022, ổ cứng cá nhân của chúng ta mới có dung lượng TB khoảng 512GB đến 1024Gb(1 Tb)
Ngoài những người bình thường như chúng ta, các nhà khoa học cũng có thể upload phiên bản kỹ thuật số của mình lên các con tàu vụ trụ để thực hiện công cuộc nghiên cứu từ xa, du hành đến những hành tình cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng. Giả sử các nhà khoa học thành công trong việc số hóa bộ não, liệu "cái tôi" được số hóa có còn là chính bạn không?Đây là một vấn đề không dễ gì có câu trả lời. Liệu xã hội sẽ phản ứng thế nào trước phương pháp bất tử này, chỉ tương lai mới có thể trả lời. Mời các bạn để lại bình luận dưới video này để tác giả có thể có thêm ý tưởng cho nhiều video tiếp theo
Video có tham khảo một số nguồn:
Kurzgesagt – In a Nutshell
Wikimedia

Видео Can we upload mind and live forever | Con người có thể lưu trữ ý thức vĩnh viễn và trở nên bất tử канала Nguyen Duc Hoang
Яндекс.Метрика

На информационно-развлекательном портале SALDA.WS применяются cookie-файлы. Нажимая кнопку Принять, вы подтверждаете свое согласие на их использование.

Об использовании CookiesПринять